Thứ sáu, 28/03/2025 04:37     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Thứ bảy, 15/02/2025 15:09

Đang khỏe mạnh bỗng đột quỵ: Bác sĩ chỉ 3 dấu hiệu giúp phát hiện kịp thời

Nam thanh niên 31 tuổi vốn là người khỏe mạnh, không có tiền sử mắc bệnh bỗng phải nhập viện cấp cứu do đột quỵ.

Mới đây, Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận 1 bệnh nhân nam bị đột quỵ nhồi máu tắc mạch lớn khi tuổi đời còn rất trẻ (31 tuổi).

Theo gia đình bệnh nhân, khoảng 6h sáng, bệnh nhân ngủ dậy đi vệ sinh và bị choáng váng, ngã trong nhà vệ sinh. Sau ngã, bệnh nhân liệt 1/2 người phải, được gia đình đưa vào cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập.

Tại đây, người bệnh được khám, chụp cắt lớp vi tính sọ não. Kết quả cho thấy bệnh nhân đột quỵ do tắc nghẽn, được chuyển tới Trung tâm Đột quỵ vào giờ thứ 9 từ khi phát hiện triệu chứng.

Khi biết nạn nhân bị đột quỵ, cả gia đình đã rất bất ngờ vì trước đó, người bệnh khỏe mạnh, không có tiền sử gì.

Hình ảnh tổn thương nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh trong trái (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ CKI Nguyễn Anh Minh, Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cho biết thời điểm vào viện, bệnh nhân rối loạn ý thức, kích thích nhiều, liệt hoàn toàn 1/2 người phải (cơ lực 0/5).

Do đã được hội chẩn trước khi chuyển viện, rất nhanh chóng, người bệnh đã được khám cấp cứu và được chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI) 3.0, ngoài đánh giá mạch máu não còn có chức năng đánh giá tưới máu não. Trên hình ảnh MRI sọ não của bệnh nhân thấy có hình ảnh nhồi máu não.

Bệnh nhân tới bệnh viện ở giờ thứ 9 (đã qua giờ vàng). Tuy nhiên, các bác sĩ nhận thấy nếu can thiệp tái thông ngoài giờ vàng vẫn có thể cứu thêm 1 số vùng tế bào não, ngăn ngừa tình trạng nặng lên.

Rất may mắn, sau can thiệp, người bệnh cải thiện ý thức tốt hơn, hết kích thích, gọi hỏi đã trả lời đúng.

Đến ngày thứ 5 sau can thiệp, người bệnh đã tỉnh táo hoàn toàn, liệt nửa người phải đã cải thiện, chân đã có thể tự nhấc lên trên mặt giường. Người bệnh tiếp tục được theo dõi điều trị, tập phục hồi chức năng sớm và có thể quay trở lại cuộc sống bình thường sau khi hồi phục.

Sau 5 ngày can thiệp, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn (Ảnh: BVCC)

5 yếu tố gây nguy cơ đột quỵ ở người trẻ

Bác sĩ Anh Minh khuyến cáo tỷ lệ người trẻ từ 45 tuổi trở xuống bị đột quỵ có xu hướng gia tăng trong nhiều năm gần đây. Những yếu tố nguy cơ làm gia tăng đột quỵ ở người trẻ, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết, gồm:

- Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia;

- Thuốc lá;

- Ít vận động;

- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi chưa hợp lý;

- Người có các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch không tuân thủ uống thuốc đều đặn…

"Người bệnh bị đột quỵ nếu phát hiện và điều trị muộn, không được cấp cứu trong “giờ vàng” (4,5 giờ đầu sau khi có triệu chứng đột quỵ) thì cơ hội phục hồi rất khó khăn.

Không ít người đã phải gánh chịu những di chứng nặng nề, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, nặng hơn nữa là mất sức lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trường hợp của bệnh nhân 31 tuổi trên đã rất may mắn với khả năng hồi phục tốt", vị bác sĩ cho hay.

3 dấu hiệu điển hình thường gặp ở người đột quỵ

Theo bác sĩ Anh Minh, khi xảy ra đột quỵ, việc phát hiện sớm và đưa đi viện là rất quan trọng. Mọi người cần lưu ý tới 3 dấu hiệu đột quỵ dưới đây:

- Dấu hiệu trên khuôn mặt: Nếu góc miệng (khóe miệng) của người bệnh khi nói, cười bị lệch, méo miệng hoặc chảy nước khi uống nước thì cần nghĩ ngay đến đột quỵ.

- Dấu hiệu ở các chi: Tay chân bên phải hoặc trái bị yếu liệt hoặc tê bì.

- Dấu hiệu ngôn ngữ, lời nói: Nói khó hơn so với bình thường, phát ngôn khó, hoặc không phát ngôn được.

Vị bác sĩ nhấn mạnh, bất kỳ ai cũng có thể xảy ra đột quỵ, do đó việc tầm soát các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ. Khi xảy ra đột quỵ người thân cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Thúy Ngà  
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Hôn mê sâu nguy kịch sau 2 ngày uống nước kiềm theo lời “thầy lang'
Thanh niên 20 tuổi suy thận sau khi thực hiện 2.000 lần squat
Trẻ dậy thì sớm do thói quen trong phòng ngủ của nhiều gia đình
Men gan tăng đột biến sau thời gian nghe 'bác sĩ mạng' bày uống trà thải độc
Rối loạn lo âu ảnh hưởng tới cuộc sống ra sao?
Nhập viện gấp sau khi đắp kiến ba khoang để chữa ngứa
Khám viêm gan B bất ngờ phát hiện mắc ung thư thực quản
Mất hàng chục triệu đồng tiêm filler, chưa kịp đẹp đã phải “cầu cứu” bác sĩ
Vì sao phụ nữ cần ăn nhiều thịt hơn nam giới?
Vì sao chơi pickleball dễ chấn thương, cần chú ý điều gì?
Bé 8 tuổi bị trầm cảm, nguyên nhân nhiều người không ngờ
Đau bụng âm ỉ, ớn lạnh do viêm ứ mủ vòi trứng
Cụ ông 87 tuổi bị u phì đại tiền liệt tuyến
Vảy nến phủ kín người - Thử ngay cách anh Thái đã làm
Mẹ trẻ hốt hoảng khi phát hiện con 3 tuổi bị tay chân miệng
Cắt bỏ túi mật sau hơn 10 năm nhịn ăn sáng
Tuổi 54 lần đầu được đón con đầu lòng
Từ vụ bé gái 4 tuổi ở Hà Nội tử vong: Phòng bệnh sởi thế nào?
Tuổi thọ cao hơn nam giới nhưng phụ nữ lại già đi nhanh chóng
Xử lý thế nào khi vừa mở miệng đã khiến người khác tránh xa?
Xem thêm