Chủ nhật, 19/05/2024 06:56
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 16/10/2014 09:39

Bà bầu ăn rau muống được không?

Bà bầu ăn rau muống được không là thắc mắc của rất nhiều người. Có ý kiến cho rằng, rau muống không chỉ bổ sung sắt mà còn chất xơ rất tốt cho bà bầu.

Dinh dưỡng của rau muống

Theo y học cổ truyền phương Đông, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh). Vào các kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể… khuẩn độc hoặc do côn trùng, rắn rết cắn.

Bà bầu ăn rau muống được không?

Theo Baophunu.info, bà bầu có thể ăn rau muống. Thành phần dinh dưỡng trong rau muống có tác dụng rất tốt cho bà bầu:

Thanh nhiệt: Thân nhiệt của bà bầu thường cao hơn người thường. Luộc rau muống đúng cách, nước sôi cho ít hạt muối để sôi lại mới cho rau vào, đảo đều, chín thì vớt ra rổ thưa rải ra cho rời và để ráo nước.

ba-bau-an-rau-muong-duoc-khong--giadinhonline.vn 1

Bà bầu ăn rau muống được không là thắc mắc của nhiều người

Nước luộc rau để nguội vắt chanh. Món này rất tốt cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, người táo bón, đi đái đục, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, trẻ còi xương (lấy nước luộc rau muống nấu bột).

Trị đau đầu do tăng huyết áp: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm (không thể dùng món này thường xuyên, lâu dài để chữa bệnh tăng huyết áp) thay thuốc đặc hiệu.

Chữa ngộ độc thức ăn (do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kể cả ngộ độc lá ngón, thạch tín): Giã rau muống tươi lấy nước cốt uống ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian được viết trong nhiều sách, nhưng chỉ nên dùng để sơ cứu tức thì nhằm hạn chế độc tính, sau đó đưa đến bệnh viện ngay.

Chữa chảy máu (chảy máu cam, ho nôn ra máu, đái, đi ngoài ra máu): Giã nát rau muống, uống nước cốt hoặc thêm nước đường, hoặc mật ong cho dễ uống.

Chú ý khi ăn rau muống

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau nhức khớp, bệnh gout hay bị viêm đường tiết niệu thận do sỏi và huyết áp cao thì không nên ăn rau muống.

Một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, bà bầu cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.

An Nguyên (Tổng hợp)

Tags:
  • Tin liên quan
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Xem thêm