Thứ ba, 29/04/2025 12:29     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 18/09/2014 10:47

Bà bầu ăn đồ nếp được không?

Bà bầu ăn đồ nếp được không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi có ý kiến cho rằng, ăn đồ nếp chắc bụng, ra nhiều dứa, nhưng nhiều ý kiến khác lại phản đối hoàn toàn ngược lại.

“Mình đang mang thai ở tháng thứ 4. Trong mấy tháng nay, mẹ chồng mình cho mình ăn rất nhiều thực phẩm từ đồ nếp. Mẹ chồng bảo gạo nếp rất tốt, nhiều dinh dưỡng mà lại lợi sữa.

Không biết thực hư gạo nếp đối với bà bầu có tốt như vậy không. Vì hiện tại, mình ăn nhiều cũng chán, mà gần đây cảm thấy đầy bụng, hơi khó tiêu”.

(Nguyễn Thị Hiên – Nam Định|)

Dinh dưỡng của đồ nếp

Gạo nếp là loại lương thực rất gần gũi trong đời sống. Đồ nếp là những thực phẩm được làm từ gạo nếp như bánh chưng, bánh tét, nấu xôi, nấu chè, làm các loại bánh.

ba-bau-an-do-nep-duoc-khong--giadinhonline.vn 1

Bà bầu ănđồ nếp được không là thắc mắc của nhiều người

Theo y học cổ truyền, gạo nếp vị ngọt, tính ấm; vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế; có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn; thường được dùng để chữa các chứng hư lao (suy nhược cơ thể), tiết tả (đi lỏng) do tỳ vị hư nhược, vị quản thống (viêm loét dạ dày, tá tràng), tự hãn, đạo hãn và đa hãn (rối loạn bài tiết mồ hôi), tiêu khát (đái đường), huyễn vựng (rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não) do huyết hư, ác trở (lợm giọng nôn mửa) ở phụ nữ có thai…

Bà bầu ăn đồ nếp được không?

Tuy nhiên, trả lời trên trang Sức khỏe & Đời sống, Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn cho biết, dân gian còn dùng cơm nếp nóng để chườm làm thông tắc tia sữa cho sản phụ.

Theo y học dân gian, bà bầu có thể ăn đồ nếp. Ăn đồ nếp với một lượng vừa phải, đồ nếp sẽ giúp bà bầu chống được lợm giọng và cảm giác buồn nôn khi thai nghén.

ba-bau-an-do-nep-duoc-khong--giadinhonline.vn 2

Gạo nếp có tính nóng, bà bầu ăn nhiều khó tiêu không tốt cho thai kỳ

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, bà bầu nên hạn chế ăn đồ nếp. Bởi đồ nếp có hàm lượng tinh bột cao (cơm nếp, khoai lang, khoai tây, sắn, bánh mỳ). Ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ (gestational diabetes).

Ngoài ra, đồ nếp có tính dẻo nên gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng, nóng trong người khiến bà bầu khó chịu khi mang thai.

An Nguyên

Tags:
Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Phát hiện ổ rắn trong điều hòa: Xử lý thế nào, làm sao để phòng tránh?
Phát hiện hàng trăm tấn mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Người tiêu dùng đánh đổi sức khỏe, xói mòn lòng tin
Tai biến mạch máu não: Làm sao để phát hiện bệnh sớm?
Mắc bệnh tình dục do thói quen thường gặp khi hát karaoke
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Xăm rồng phượng kín tay, chưa kịp 'ngầu' nam thanh niên đã vội nhập viện
Hơn 500 cán bộ y tế thảo luận về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Giá đắt cho 60 phút làm đẹp cấp tốc tại spa chui
Nhập viện nguy kịch sau khi uống 38 viên thuốc huyết áp
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Cách chữa viêm phế quản bằng đông y, mẹo dân gian
Nhận biết nấm kim châm tẩm chất độc formaldehyde nhờ 5 dấu hiệu điển hình
90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen nhiều người mắc phải
Trẻ ăn cơm sớm có tốt không, bao nhiêu tháng cần cho ăn dặm?
Mẹ bầu mắc sởi nguy hiểm thế nào, có lây cho thai nhi không?
Tế bào gốc: “Công tắc” bật lại tuổi xuân bạn chưa từng thử?
Bà bầu 8 tháng thoát chết nhờ... ChatGPT
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Phụ nữ cần tiêm vaccine gì trước khi mang thai?
Xem thêm