Thứ ba, 15/07/2025 12:25     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 15/07/2025 12:25

Hà Nội xếp thứ 3 thế giới về ô nhiễm không khí, người dân cần lưu ý gì?

Với chỉ số AQI ở mức 170, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh", đứng thứ 3 trong danh sách 125 thành phố ô nhiễm trên thế giới.

Hà Nội xếp thứ 3 thành phố lớn ô nhiễm nhất

Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 9h36 ngày 15/7/2025, Hà Nội đứng thứ 3 trong danh sách 125 thành phố ô nhiễm trên thế giới.

Cụ thể, với chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 170, chất lượng không khí của Hà Nội ở ngưỡng màu đỏ - tức "không lành mạnh" cho sức khỏe cộng đồng. Cao hơn ngày hôm qua (14/7), chỉ số AQI của thành phố là 167.

Chi tiết tại Hà Nội, trạm đo ở phường Phú Thượng ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, ở mức 178; xếp thứ 2 là quận Tây Hồ với chỉ số ở mức 171. Cả hai khu vực này đều duy trì chất lượng không khí ở mức đỏ suốt buổi sáng, gây lo ngại lớn cho người dân.

Hà Nội ô nhiễm đứng thứ 3 thế giới. (Ảnh: IQAir)

Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Đột quỵ Quốc tế Phương Đông, tình trạng ô nhiễm không khí có thể khiến mọi người có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nếu không có các biện pháp phòng ngừa.

Cơ quan đầu tiên bị tác động trực tiếp khi tiếp xúc không khí ô nhiễm là mắt. Bụi mịn và hóa chất có thể gây viêm kết mạc, tổn thương giác mạc, khiến mắt cay xè, mờ, ảnh hưởng lâu dài đến thị lực.

Không chỉ mắt, đường hô hấp cũng rất nhạy cảm với không khí ô nhiễm. Bác sĩ Mạnh cho biết thường xuyên hít phải không khí ô nhiễm sẽ dẫn tới viêm đường hô hấp trên, viêm xoang liên tục tái đi tái lại, viêm họng, viêm phế quản, bệnh phổi…

Ngoài ra, hệ tim mạch cũng có thể chịu nhiều hệ lụy. Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, tắc mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Đặc biệt, người sức đề kháng kém, dễ bị ốm cảm như người già, phụ nữ có thai, trẻ em và người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch cần cẩn trọng.

Không khí ô nhiễm có thể gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người 

Làm gì để phòng chống ô nhiễm không khí?

Cục Môi trường khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi chất lượng không khí để chủ động hạn chế tác động do ô nhiễm không khí gây ra.

Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) khuyến cáo khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (201-300), đối với người bình thường tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức; khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà; tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.

Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao, người dân nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn; nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Đồng thời, hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng; vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Đối với những người nhạy cảm, cần tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn; hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

Kim Ngân  
Từ cơn đau âm thầm đến kỳ tích phẫu thuật hiếm gặp: Vinmec Central Park giành lại sự sống cho bệnh nhân có khối u buồng trứng to
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
5 tỉnh nào có mức sinh thấp nhất cả nước?
Chạy bộ mỗi ngày 20km, ăn kiêng 10 năm vẫn suýt nhồi máu cơ tim
Người phụ nữ nguy kịch sau khi làm thủ thuật tại thẩm mỹ viện
Phẫu thuật nội soi thành công cho cụ ông 86 tuổi: Bước tiến mới trong điều trị ung thư tại miền Trung
Cụ ông liệt tứ chi, phải thở máy do tự tiêm thuốc giảm đau
Không chỉ tuổi tác, đây còn là “thủ phạm” dẫn đến rụng tóc
Ăn phải thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi nguy hiểm thế nào?
9h ăn sáng có tốt không?
Mức sinh ở Việt Nam thấp nhất trong lịch sử, Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ tiền hoặc hiện vật khi sinh con
Việt Nam khẳng định quyền tự quyết sinh sản, hướng tới phát triển bền vững
Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại
Phân biệt các dạng viêm họng và giải pháp cải thiện từ thảo dược
Gương mặt biến dạng vì 22 năm không tẩy trang
Vì sao cả xã hội được hưởng lợi khi đầu tư vào quyền của phụ nữ, trẻ em gái?
Sở Y tế TP Hải Phòng có 63 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau hợp nhất
Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo: Báo động về thói quen nuôi thú cưng thiếu an toàn
Phụ nữ già đi từng ngày mà không hay biết vì 4 thói quen tưởng vô hại
Top 5 thực phẩm tốt cho người bị u nang buồng trứng
Xem thêm