Thứ năm, 17/07/2025 15:47     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 17/07/2025 15:47

Uống nửa lít rượu mỗi ngày suốt 10 năm, cụ bà nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Duy trì thói quen uống 500–700ml rượu mỗi ngày suốt 10 năm, cụ bà 74 tuổi đột ngột xuất hiện các triệu chứng đau nhức, yếu nửa người, méo miệng, nhập viện trong tình trạng hôn mê, phải thở máy.

Trong vòng một tuần, Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân nguy kịch, điểm chung là đều có tiền sử lạm dụng rượu kéo dài dẫn tới xơ gan nặng.

Đột quỵ và viêm màng não trên nền xơ gan mất bù

Bệnh nhân đầu tiên là cụ bà L.T.T, 74 tuổi, trú tại Tuyên Quang. Bà có tiền sử uống rượu kéo dài hơn 10 năm với mức tiêu thụ khoảng 500 - 700ml/ngày. Dù được chẩn đoán xơ gan từ 10 năm trước, bà vẫn duy trì thói quen uống rượu hàng ngày.

Trước nhập viện khoảng 10 ngày, bệnh nhân bắt đầu mệt mỏi, đau nhức, yếu nửa người, méo miệng – dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ não. Tại cơ sở y tế địa phương, bà được chẩn đoán viêm màng não và nhồi máu não trên nền xơ gan nặng.

Sau 3 ngày điều trị không cải thiện, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng lơ mơ (Glasgow 11 điểm), phải đặt nội khí quản và thở máy.

Cụ bà nhập viện nguy kịch do lạm dụng rượu (Ảnh: BVCC)

ThS.BS Hà Việt Huy – Trung tâm Hồi sức tích cực cho biết: “Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy đa cơ quan rõ rệt. Chụp não cho thấy vùng nhồi máu lớn kèm phù não tiến triển. Dịch não tủy có nhiều bất thường, các chỉ số viêm rất cao. Bệnh nhân cũng bị vàng da nặng, tiểu cầu giảm sâu, rối loạn đông máu nghiêm trọng. Đây là ca viêm màng não vi khuẩn phối hợp đột quỵ não, diễn biến cực kỳ phức tạp do xơ gan mất bù và hệ miễn dịch bị hủy hoại sau nhiều năm nghiện rượu.”

Sau mổ thoát vị rốn, bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn và xuất huyết tiêu hóa ồ ạt

Trường hợp thứ hai là ông N.V.C, 53 tuổi, trú tại Bắc Ninh, có tiền sử uống rượu 10–15 năm, trung bình 300–500ml/ngày. Ông nhập viện tuyến dưới do thoát vị rốn và được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, sau mổ, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu và sốc nhiễm khuẩn do nền gan xơ nặng, buộc phải chuyển lên Trung tâm Hồi sức tích cực.

“Sau phẫu thuật, có tình trạng xơ gan nặng nên được chuyển đến bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Những ngày đầu bệnh nhân xuất hiện tình trạng sốc nhiễm trùng, tình trạng đang cải thiện dần. Nhưng đến ngày thứ ba, ông đột ngột nôn ra máu ồ ạt, tụt huyết áp nhanh – biểu hiện điển hình của giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, biến chứng hay gặp ở người xơ gan,” bác sĩ Huy cho biết.

Vị BS thông tin thêm, chỉ trong thời gian ngắn, bệnh nhân vừa sốc nhiễm khuẩn, vừa sốc giảm thể tích do xuất huyết tiêu hóa. Dù được hồi sức tích cực nhưng tiên lượng rất xấu, gia đình xin cho về.

Bệnh nhân xơ gan biến chứng được hồi sức tích cực (Ảnh: BVCC)

Uống gần 1 lít rượu/ngày trong 20 năm – Suy gan, nhiễm trùng huyết nặng

Ca bệnh thứ ba là ông T.V.G, 56 tuổi, trú tại Hưng Yên, có thâm niên uống rượu hơn 20 năm với lượng gần 1 lít mỗi ngày. Ông được chẩn đoán xơ gan 7 năm trước nhưng không điều trị. Hai ngày trước nhập viện, bệnh nhân xuất hiện khó thở, tụt huyết áp, lơ mơ, phải đặt nội khí quản tại bệnh viện địa phương rồi chuyển lên tuyến trên trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng, cần dùng thuốc vận mạch liều cao.

Kết quả xét nghiệm cho thấy rối loạn đông máu nghiêm trọng, tiểu cầu rất thấp, bilan nhiễm trùng (CRP, Pro-calcitonin) đạt mức tối đa theo ngưỡng máy, kèm theo xuất huyết tiêu hóa – dấu hiệu điển hình của suy gan mất bù và tổn thương suy đa tạng toàn thân, nguy cơ tử vong rất cao.

Theo BS Huy: “Ở người xơ gan nặng do rượu, hệ miễn dịch và các cơ chế bảo vệ nội tạng gần như bị xóa sổ. Khi có nhiễm khuẩn hoặc biến chứng tiêu hóa, cơ thể không đủ khả năng chống đỡ. Tình trạng 'sốc chồng sốc' – vừa nhiễm trùng, vừa suy gan cấp, vừa do mất máu khiến quá trình hồi sức vô cùng khó khăn.”

ThS.BS Hà Việt Huy cảnh báo: “Người từng được chẩn đoán xơ gan tuyệt đối không được uống rượu, kể cả liều nhỏ. Các dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài, phù chân, vàng da, xuất huyết dưới da, thay đổi ý thức... là tín hiệu báo động đỏ cần đến bệnh viện ngay. Xơ gan không điều trị giống như một ‘ngòi nổ sẵn có’, chỉ cần một yếu tố kích hoạt như nhiễm trùng hay xuất huyết là có thể dẫn tới biến chứng nguy kịch hoặc tử vong.”

Kim Ngân  
Vinmec Cần Thơ phẫu thuật thành công chấn thương khớp gối do đá bóng, thực hiện bởi giáo sư từng điều trị cầu thủ chuyên nghiệp
11 dấu hiệu suy giảm nội tiết tố và cách cải thiện
Hoại tử đầu, mặt do biến chứng của căn bệnh quen thuộc
Vinmec Cần Thơ phẫu thuật nội soi thành công khối u tử cung lớn phức tạp
Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh từ sớm, từ xa
Bí mật chưa kể về sữa mẹ
Dấu hiệu cục máu đông ở não và cách phòng ngừa
Hà Nội xếp thứ 3 thế giới về ô nhiễm không khí, người dân cần lưu ý gì?
Từ cơn đau âm thầm đến kỳ tích phẫu thuật hiếm gặp: Vinmec Central Park giành lại sự sống cho bệnh nhân có khối u buồng trứng to
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
5 tỉnh nào có mức sinh thấp nhất cả nước?
Chạy bộ mỗi ngày 20km, ăn kiêng 10 năm vẫn suýt nhồi máu cơ tim
Người phụ nữ nguy kịch sau khi làm thủ thuật tại thẩm mỹ viện
Phẫu thuật nội soi thành công cho cụ ông 86 tuổi: Bước tiến mới trong điều trị ung thư tại miền Trung
Cụ ông liệt tứ chi, phải thở máy do tự tiêm thuốc giảm đau
Không chỉ tuổi tác, đây còn là “thủ phạm” dẫn đến rụng tóc
Ăn phải thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi nguy hiểm thế nào?
9h ăn sáng có tốt không?
Mức sinh ở Việt Nam thấp nhất trong lịch sử, Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ tiền hoặc hiện vật khi sinh con
Việt Nam khẳng định quyền tự quyết sinh sản, hướng tới phát triển bền vững
Xem thêm