Chủ nhật, 19/05/2024 14:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 15/04/2019 12:40

Ăn xôi có phẩm màu, 2 bé trai ở Lạng Sơn mắc bệnh tan máu

2 anh em được chuyển đến BV cấp cứu trong tình trạng da và mắt vàng, đau bụng, buồn nôn nhiều sau khi ăn xôi có phẩm mầu.

BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận 2 anh em ruột Lâm Phước L., 13 tuổi và Lâm Văn K, 10 tuổi ở huyện Lộc Bình, Lạng Sơn vào cấp cứu do bị đau bụng và nôn nhiều.

Trước đó 5 ngày, 2 cháu ăn xôi do gia đình tự làm có cho phẩm màu. Sau khi ăn, 2 anh em bị đau bụng và nôn, mệt mỏi kéo dài, nước tiểu màu đỏ sẫm, tình trạng ngày càng nặng hơn, mắt và da chuyển màu vàng nên được gia đình đưa vào viện.

pham-mau-giadinhvietnam

Bệnh nhi đang tiếp tục được điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu

Sau khi khám và làm các xét nghiệm cả 2 được chẩn đoán bị tan máu cấp – tình trạng hồng cầu bị vỡ nhanh và nhiều gây thiếu máu nhanh chóng, nghi do ăn thức ăn chứa phẩm màu.

Hiện tại, 2 cháu đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, sức khỏe bước đầu đã có tiến triển.

Bác sĩ cho biết, việc sử dụng phẩm màu giúp đồ ăn bắt mắt hơn rất phổ biến, tuy nhiên để an toàn, bắt buộc phải sử dụng phẩm màu dùng trong thực phẩm. Tuy nhiên thực tế, nhiều người vẫn tùy tiện sử dụng phẩm màu cho công nghiệp để chế biến xôi, các loại thịt, bánh kẹo, đồ uống... gây ngộ độc, gây tan máu cấp.

Một số trường hợp ngoại lệ, bị tan máu ngay cả với phẩm màu thực phẩm, nguyên do chủ yếu do thiếu men G6PD bẩm sinh.

Bác sĩ cảnh báo, nếu thường xuyên lạm dụng phẩm màu không rõ nguồn gốc sẽ dẫn tới nguy cơ tan máu cấp, nặng có thể gây tử vong. Về lâu dài hóa chất tích lũy trong cơ thể dẫn tới nhiều nguy hại như suy gan, suy thận, ung thư...

Cách đây vài năm, tại huyện Lộc Bình cũng từng xảy ra trường hợp tử vong do tan máu nặng sau khi ăn xôi nhuộm phẩm màu.

Năm 2018, tại BV Bạch Mai cấp cho cho trường hợp bé 8 tuổi bị tan máu cấp do ăn thịt bò nhuộm phẩm màu không rõ nguồn gốc, sau đó cháu bé đi tiểu ra màu đỏ, sốt cao, người lả đi.

Bác sĩ khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng phẩm màu để chế biến thức ăn, nên dùng chất tạo màu từ thực vật. Hạn chế dùng thực phẩm có nhiều màu sắc không tự nhiên, nhất là đối với trẻ em. Ngoài ra, nên xét nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh thiếu men G6PD.

-> Những thực phẩm nên hạn chế khi đang dùng kháng sinh

Video: Bé trai mắc kẹt trong miệng bồn cầu suốt 2 tiếng vì mải chơi game

Theo Vietnamnet  
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Kiểu tóc nữ đẹp 'hot trend' dẫn đầu xu hướng 2024
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
Xem thêm