Thứ hai, 10/02/2025 14:58     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 09/02/2025 06:00

Ai có nguy cơ chuyển nặng khi bị cúm?

Theo chuyên gia, có 3 nhóm người dễ có nguy cơ chuyển nặng khi bị cúm, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2025 đến nay, nước ta ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm mùa, chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong; số mắc giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2024 (34.442). Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A(H1N1), A(H3N2) và cúm B.

Số ca mắc cúm mùa đang có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa) 

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, bệnh cúm mùa (seasonal flu) có từ lâu, ở hầu hết các nơi trên thế giới, thường gây ra bởi virus cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp.

Cúm mùa hay xảy ra trên người nhiều bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp, nội tiết, người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.

Với người khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt các biểu hiện cúm thường nhẹ như là sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, đau người, sốt. Nếu họ được nghỉ ngơi, giữ ấm, ăn uống đầy đủ và uống thuốc cảm cúm thông thường thì thường tự khỏi và không phải nhập viện.

Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch yếu mang bệnh nền, bệnh mạn tính hoặc người cao tuổi thì virus sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây ra những biến chứng như viêm phổi, bội nhiễm các vi khuẩn, viêm cơ tim, suy hô hấp nặng, suy đa tạng có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao.

Tổ chức Y tế thế giới và các Hiệp hội về bệnh hô hấp, tim mạch đưa ra khuyến cáo những nhóm như người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người mắc các bệnh nền, bệnh mạn tính, bệnh ung thư, phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi nên chủ động tiêm phòng cúm hàng năm để phòng bệnh.

Vaccine cúm mùa sẽ giúp hệ miễn dịch chống đỡ virus khi có dịch cúm và nếu mắc bệnh thì sẽ giảm nguy cơ tiến triển nặng. Cần lưu ý, việc tiêm phòng vaccine cúm cần nhắc lại hàng năm chứ không phải tiêm 1 lần mà miễn dịch lâu dài.

Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu mắc cúm mùa cần phải được theo dõi chặt chẽ, vì virus cúm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai có thể gây dị dạng thai. Vì vậy, phụ nữ trước khi mang thai cần chủ động tiêm vaccine phòng cúm, kể cả khi đã có thai vẫn có thể tiêm được vaccine cúm.

Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất và tránh tiếp xúc nơi đông người. Khi có triệu chứng nặng như khó thở, tím tái, lơ mơ, hạ thân nhiệt, cần nhập viện ngay để được điều trị kịp thời.

Thúy Ngà  
Trẻ sốt co giật do cúm A: Bác sĩ nhắc phụ huynh không thể thiếu một thứ trong nhà
Tôi đã chữa khỏi bệnh vảy nến ở Bảo Thanh Đường
10 bí quyết thành công của HLV Yoga
Bác sĩ cảnh báo 4 nguy cơ sức khỏe khi ăn lẩu vào mùa lạnh
Dùng hành tây “xua đuổi” cúm: Bác sĩ nói gì?
Ai có nguy cơ chuyển nặng khi bị cúm?
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Chạy bộ trời lạnh có tốt không?
Triệu chứng nhân xơ tử cung là gì, cải thiện ra sao?
Đeo khẩu trang có ngăn ngừa được bệnh cúm?
Cảnh báo bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch do bệnh lý nền
Dấu hiệu nào khi bị cúm cần vào viện, phòng bệnh thế nào?
Điều trị khỏi bệnh vảy nến bằng y học cổ truyền
4 sai lầm tai hại khi rã đông thực phẩm nhiều người vẫn làm hàng ngày
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
90% người giảm cân dễ bị tăng trở lại
Cách đẩy lùi suy thận độ 1, hết tiểu đêm nhiều lần
Vì sao nhiều người trẻ tuổi đột quỵ trong dịp Tết?
Phụ nữ 'đến tháng' đi chùa được không, cần lưu ý điều gì?
Hậu quả tai hại sau một lần trót thèm 'của lạ'
Xem thêm