Thứ sáu, 14/03/2025 20:58     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 06/02/2025 15:14

Dấu hiệu nào khi bị cúm cần vào viện, phòng bệnh thế nào?

Khi mắc cúm mùa, mọi người tuyệt đối không nên chủ quan, bệnh hoàn toàn có thể gây biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Vì sao cúm mùa gia tăng trong và sau dịp Tết Nguyên đán?

Chiều 5/2, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông tin, hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản.

Theo dữ liệu công bố ngày 31/1 của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2/9/2024 đến ngày 26/1 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa.

Trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ ngày 23 đến ngày 29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp.

Tại Việt Nam, cúm mùa cũng lưu hành rất phổ biến. Năm 2024, cả nước ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm, 8 ca tử vong. Tuy số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 trường hợp), nhưng số tử vong tăng 5 trường hợp.

Đáng chú ý, cúm mùa lưu hành quanh năm và ai cũng có thể mắc bệnh này. Ngay thời điểm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều trẻ nhỏ và người lớn mắc cúm mùa hoặc có triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Tuy nhiên, đa số mọi người chủ quan cho rằng, cúm mùa chỉ là cảm cúm thông thường, tự ý sử dụng thuốc điều trị và vẫn đi học, đi làm bình thường.

Số người nhập viện do bị cúm gia tăng (Ảnh minh họa)

Theo Bộ Y tế, số ca mắc bệnh cúm thường tăng đột biến vào dịp Tết Nguyên đán, nguyên nhân là do thời tiết thay đổi thất thường (miền Bắc thường xuyên xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại xen kẽ với nắng ấm, trong khi miền Nam có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa ngày và đêm) tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển.

Ngoài ra, dịp đầu năm mọi người thường có các hoạt động tập trung đông người, với các hoạt động mua sắm, du xuân, thăm người thân tạo cơ hội cho virus cúm lây lan nhanh chóng. Cùng với đó, thói quen sinh hoạt thay đổi, khi nhiều người thức khuya, ăn uống không điều độ, làm suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt, với những người có bệnh lý nền, dịp Tết thường quản lý bệnh không chặt chẽ, điều này sẽ rất nguy hiểm khi mắc cúm, có thể gây tử vong.

Dấu hiệu cần vào viện khi bị cúm

Theo các bác sĩ, đa phần các ca mắc cúm mùa thường khỏi sau 1 tuần điều trị thông thường. Một tỷ lệ nhỏ các trường hợp (thường ở những người có sức đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường…, người già, trẻ em và phụ nữ có thai) có thể có diễn biến nặng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Tuy nhiên không vì thế mà người dân chủ quan, khi có biểu hiện cúm nên cách ly và đến viện khám ngay khi có diễn biến nặng để được tư vấn tốt nhất. Lý do cúm mùa cũng có thể tiến triển nhanh gây viêm phổi, suy hô hấp.

Đặc biệt khi bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính khác như suy thận, đái tháo đường…kèm theo thì nguy cơ diễn biến nặng càng tăng lên.

Người dân tuyệt đối không được chủ quan với bệnh cúm mùa (Ảnh minh họa)

Khi có dấu hiệu cúm như sốt, đau nhức toàn thân, hắt hơi, chảy nước mũi..., mọi người vẫn thường tự điều trị triệu chứng ở nhà, sau vài ba ngày là bệnh lui.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức bình thường thì bệnh nhân nên đến viện để được kiểm tra. Đặc biệt khi có sốt cao lên sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức người, kèm theo triệu chứng đau ngực, khó thở thì càng phải đến viện sớm.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo, để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

- Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh, phòng cúm mùa.

- Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm vi rút cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà, mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Thúy Ngà  
Thông tin u xơ tử cung, u nang buồng trứng dưới 50mm
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Uống thuốc giảm đau sau khi uống rượu: Tự tay 'huỷ hoại' lá gan của mình
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Chuyên gia bày cách để chị em 'hết khổ' hàng tháng nhờ một thay đổi nhỏ
Suy thận độ 1 do làm nặng - Giờ tôi hết bệnh rồi!
Phụ nữ tuổi 25 cần bổ sung những loại vitamin nào?
Vì sao phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp?
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng hiếm gặp
Chế độ thai sản ở các nước trên thế giới: Trợ cấp cao nhưng bất ngờ nhất là Mỹ
Ăn cá bổ dưỡng nhưng tránh 4 loại có thể gây ung thư
U40 gặp dấu hiệu này chứng tỏ xương đang lão hóa nhanh, dễ mắc bệnh
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Bí quyết hồi sinh sau đột quỵ do huyết áp cao
Nữ sinh 15 tuổi thủng hành tá tràng do áp lực thi vào lớp 10
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
6 căn bệnh cha mẹ mắc con khó tránh
Thường xuyên gội đầu 3 thời điểm này trước sau cũng vào viện
Xem thêm