8 dấu hiệu cảnh báo chỉ số đường huyết cao ngay cả khi không bị tiểu đường
Trên thực tế những người không bị tiểu đường cũng có thể bị tăng đường huyết. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Suy nghĩ chỉ có những người bị tiểu đường mới cần quan tâm đến lượng đường huyết là hoàn toàn sai lầm, điều này có thể làm cho sức khỏe của bạn thêm trầm trọng, tình trạng đường trong máu cao có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cac cơ quan tim, thận, thần kinh, mắt, gan. Vì thế, chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý đến lượng đường trong máu. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao.
Đi tiểu liên tục
Đường huyết tăng cao có thể gây áp lực lên thận khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn (Ảnh: 24h)
Khi đường huyết tăng cao bắt buộc thận phải hoạt động liên tục, hết mức để đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Do đó, bạn sẽ có xu hướng mất nước và khát. Để làm dịu cơn khát, bạn lại uống nước nhiều hơn. Vì thế mà số lần đi tiểu cũng nhiều hơn.
Mờ mắt
Một trong những triệu chứng của tình trạng đường huyết cao là mờ mắt. Lượng đường cao sẽ khiến thủy tinh thể bị sưng, khiến bạn gặp khó khăn trong việc tập trung vào một điểm nhất định. Nếu không được chữa trị kịp thời, mờ mắt do đường huyết cao gây ra có thể dẫn tới mù vĩnh viễn.
Thường xuyên khát nước
Thường xuyên khát nước có thể là dấu hiệu của đường huyết tăng (Ảnh minh họa)
Khi lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc đường thừa. Mà đường sẽ được loại bỏ theo nước tiểu, cùng với các chất lỏng khác trong cơ thể. Điều này làm cho bạn cảm thấy mất nước và khát nước liên tục.
Vết thương lâu lành
Lượng đường trong máu cao sẽ làm chậm quá trình lưu thông máu, điều này có thể làm rối loạn khả năng tự phục hồi của cơ thể. Do đó, bất cứ vết thương nào bạn gặp phải, nhất là ở bàn chân, sẽ mất nhiều thời gian để lành hơn. Bạn cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng âm đạo do lưu thông máu kém.
Tê cứng chân tay
Tê bì chân tay cũng có thể là dấu hiệu cảu đường huyết tăng cao (Ảnh minh họa)
Khi lượng đường trong máu quá nhiều sẽ gây cản trở cho quá trình lưu thông máu, làm máu trở nên cô đặc và khó di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó dễ gây nên hiện tượng tê cứng và mất cảm giác ở tay và chân.
Mệt mỏi thường xuyên
Khi lượng đường trong máu cao, glucose trong cơ thể không được sử dụng đúng cách, theo đó các tế bào không có được năng lượng cần thiết cho cơ thể. Điều này gây ra sự mệt mỏi thường xuyên.
Đau đầu
Đường huyết tăng cũng có thể gây ra các cơn đau đầu thường xuyên (Ảnh: Tiền Phong)
Đường huyết cao có thể gây ảnh hưởng đến hormone quan trọng giúp não bộ hoạt động bình thường. Trong đó có hai loại hormone là epinephrine và norepinephrine có trách nhiệm giúp mạch máu co giãn. Ảnh hưởng của đường huyết tăng lên hai hormone này có thể khiến mạch máu co giãn bất thường, gây rối loạn lưu thông máu nên khiến những cơn đau nhức đầu xuất hiện thường xuyên hơn.
Nhiễm trùng da
Hiện tượng da khô và ngứa là những biểu hiện khá phổ biến của tình trạng đường huyết tăng cao bởi do bạn đi tiểu thường xuyên nên khiến cơ thể bị mất nước và các mô da cũng trở nên khô hơn, gây ra hiện tượng ngứa da và nhiễm trùng da.
->7 triệu chứng “điển hình” nhận biết bệnh tiểu đường sớm và chính xác nhất
Xem thêm: 12 cách bảo vệ sức khỏe khi trời nắng nóng