7 triệu chứng “điển hình” nhận biết bệnh tiểu đường sớm và chính xác nhất
Tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 chỉ sau tim mạch và ung thư. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì có thể chủ động đối phó với những biến chứng của bệnh.
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 ở Việt Nam (Ảnh minh họa)
Tiểu đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa đường trong máu khiến cho lượng đường luôn ở mức cao, cơ thể bị mất đi khả năng sử dụng, sản xuất ra hormone insulin. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,5 triệu người bị tiểu đường, gấp 10 lần so với 10 năm trước đây và dự báo con số này sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Trong 10 năm, tỉ lệ tiền tháo đường cũng tăng từ 7,7% lên 14%.
Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo của bệnh, nếu xuất hiện bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Thường xuyên buồn tiểu
Đi tiểu quá nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa)
Đi tiểu thường xuyên là một dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường, triệu chứng này xuất hiện là do lượng đường dư thừa lưu thông trong cơ thể bạn. Theo bác sĩ nội tiết Mary Vouyiouklis Kellis (thuộc Cleveland Clinic, Mỹ), khi nồng độ đường trong máu trở nên quá cao, cơ thể sẽ tự động tìm cách loại bỏ lượng đường này. “Nước đi theo đường, vì vậy bạn sẽ mất lượng nước tiểu lớn”, bà Mary cho biết. Do đó, khi tần suất đi tiểu nhiều hơn trước mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Các vết thương lâu lành
Khi những vết cắt, chỗ bầm tím quá lâu không lành khi hãy nghĩ ngay đến việc đến gặp bác sĩ kiểm tra đường máu. Vết thương chậm lành được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn.
Khát nước thường xuyên
Việc đi tiểu quá nhiều sẽ dẫn tới một khả năng là cơ thể bị mất nước. Theo bác sĩ nội tiết Poorani Goundan tại Trung tâm Y tế Boston (Mỹ), rất nhiều người không biết bản thân mắc bệnh tiểu đường đã giải khát bằng đồ uống có đường khiến tình hình thêm trầm trọng vì làm tăng thêm lượng đường trong máu.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mình vô cùng khát nước trong khi không đổ mồ hôi từ tập luyện hoặc do thời tiết nóng, đó có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Thường xuyên thấy đói
Người bệnh tiểu đường sẽ luôn trong tình trạng cảm thấy đói dữ dội (Ảnh minh họa)
Người bệnh tiểu đường thường có cảm giác đói dữ dội, bởi mức độ insulin và glucose trong cơ thể giảm mạnh. Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường có trong máu cao và cơ chế của cơ thể là tiết ra nhiều insulin để chuyển hóa đường vào trong cơ thể. Nhưng do cơ thể không thể sử dụng chức năng này và insulin trong cơ thể lại có khả năng kích thích cảm giác đói, insulin càng nhiều thì cơ thể càng cảm thấy đói hơn.
Mờ mắt
Mắt mờ là một dấu hiệu phổ biến nhưng thường bị bỏ qua của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao dẫn đến sự thay đổi các chất lỏng trong cơ thể, bao gồm cả thị giác của bạn. Nguyên nhân là do chất lỏng có thể hình thành trong tròng mắt khi lượng đường gia tăng trong máu. Khi điều trị tiểu đường và kiểm soát nồng độ đường trong máu sẽ khiến tầm nhìn rõ trở lại.
Cân nặng giảm sút
Sụt cân không rõ nguyên nhân cũng là một triệu chứng của bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa)
Trong khi bạn cảm thấy đói và ăn nhiều nhưng lại bị giảm cân nhanh chóng thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Việc giảm cân ở đây được lý giải là do bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, ngoài ra khi bị tiểu đường – tức là cơ thể gặp vấn đề với insulin, tế bào không được cung cấp đủ năng lượng từ đường. Vì vậy, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ và cơ để tạo ra năng lượng, hệ quả là dẫn tới việc sụt cân đáng kể.
Tê bì chân tay
Sau vài năm, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu, làm giảm cảm giác ở các chi, khiến bạn có cảm giác như đau ran, bị kim châm hoặc tê bì chân tay.
-> 10 thực phẩm giúp người mắc tiểu đường kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng
Xem thêm: Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết