Chủ nhật, 19/05/2024 22:26
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 08/02/2019 08:15

5 lý do khiến bạn ăn nhiều vẫn cảm thấy đói suốt cả ngày

Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm ra nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đói liên tục và có ham muốn ăn uống suốt cả ngày.

Thường xuyên không ngủ đủ giấc

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến bạn cảm thấy đói. Hơn thế nữa, tình trạng thiếu ngủ thường xuyên còn ảnh hưởng đến lượng thức ăn bạn tiêu thụ mỗi ngày.

Empty

Nếu không muốn tăng cân “vượt chỉ tiêu” trong Tết này, tốt nhất không nên ăn ngủ thất thường (Ảnh: Gallery Furniture's Sleep Center)

Nhiều nhà khoa học phát hiện ra rằng thời gian ngủ bị rút ngắn khiến cơ thể tăng mức độ sản sinh hormone ghrelin có thể kích thích cơn đói, khiến chúng ta không ngừng muốn “ăn uống tưng bừng”. Đây là lý do vì sao chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng cân mất kiểm soát.

Có thể bạn chưa uống đủ lượng nước cần thiết

Empty

Bạn có thật sự đang đói hay không, hay bạn đơn giản chỉ đang khát?

Nghe có vẻ thật phi lý, nhưng đôi khi tình trạng khát nước sẽ bị chúng ta “hiểu nhầm” thành đói. Chúng ta luôn cảm thấy mình đang thèm một cái gì đó và ai ai cũng sẽ lý giải thành thèm ăn. Tuy nhiên, sự thực thì chúng ta chỉ cần uống 1 hoặc 2 ly nước là cảm giác đó sẽ biến mất hoàn toàn.

Việc uống nước giữa các bữa ăn trong ngày giúp chúng ta giảm cảm giác đói và thèm ăn, từ đó kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào. Tuy vậy, cần lưu ý rằng không nên uống nước ngay trước hoặc sau khi ăn xong bởi nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.

Bạn đã ăn quá no vào bữa tối hôm trước

Empty

Carbohydrates là chất hữu cơ đa lượng bao gồm đường, tinh bột, chất xơ có trong ngũ cốc và các loại rau quả hoặc trái cây và nhiều sản phẩm từ sữa (Ảnh: blog.livaza.com)

Chuyên gia dinh dưỡng Cassandra Barns thuộc tổ chức NutriCentre chia sẻ rằng: “Khi chúng ta nạp quá nhiều carbohydrates trong một bữa ăn, chất này sẽ được cơ thể hấp thụ nhanh dưới dạng đường. Sự gia tăng đột ngột của đường (đặc biệt là glucose) trong máu giải phóng insulin, kích thích các tế bào của cơ thể hấp thụ nhiều đường glucose.

Do lượng đường trong máu nhanh chóng được giải phóng, chúng ta sẽ thường có cảm giác đói và “thèm” nhiều carbohydrates hơn. Bạn thậm chí có thể bị tỉnh ngủ giữa đêm vì cảm giác đói.”

Bạn sắp trải qua kỳ kinh nguyệt hàng tháng

Chuyên gia Cassandra Barns chia sẻ: “Các phát hiện chỉ ra rằng sự thèm ăn và lượng thực thẩm tiêu thụ của phái nữ sẽ tăng lên trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, hoặc trong thời gian ngay trước kỳ kinh nguyệt.

Empty

Việc gia tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thèm Carbohydrates cũng có thể xuất phát từ triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS: là các triệu chứng thường xảy ra vào khoảng nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, sau khi rụng trứng) (Ảnh: perhora.com)

Để cân bằng lượng đường trong máu đồng thời có thể kiểm soát cơn thèm ăn, bạn cần nạp các thực phẩm giàu protein (như cá, thịt, trứng, các loại đậu và hạt) trong các bữa ăn, đồng thời cần giảm thiểu lượng carbohydrates tinh chế.”

Carbohydrates tinh chế là các thực phẩm giàu Carbohydrates nhưng đã qua nhiều khâu chế biến và làm sạch.

Bạn đang chịu nhiều áp lực trong cuộc sống

Tiến sĩ Marilyn Glenville, chuyên gia dinh dưỡng và tác giả của cuốn Fat Around The Middle cho biết: “Sau một sự kiện nào đó gây căng thẳng, nồng độ cortisol trong máu thường duy trì ở mức độ cao trong khoảng thời gian nhất định làm gia tăng cảm giác thèm ăn. Cơ thể bạn nghĩ rằng bạn cần nạp năng lượng ngay sau khi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Đó là lý do vì sao những người có cuộc sống căng thẳng sẽ liên tục cảm thấy đói.”

Empty

Những sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày như mất điện thoại, chìa khóa hoặc ví có thể khiến chúng ta thèm ăn cấp tốc (Ảnh: Functional Medical Institute)

Glenville khuyên chúng ta nên giữ lượng đường và mức năng lượng ổn định bằng cách ăn uống đều đặn: “Ăn sáng, trưa và tối, cộng thêm một bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Hãy cố gắng đừng nạp thêm carbohydrates sau 6 giờ tối.”

Tiến sĩ Glenville cho rằng nếu lượng đường trong máu không giảm, cơ thể bạn sẽ không “đòi hỏi” thêm thức ăn nữa. Khi lượng đường trong máu ổn định thì tâm trạng của bạn cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện

-> Cách kiềm chế cơn thèm ăn giúp giảm cân hiệu quả

Thanh Thủy (Dịch theo Home)  
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Kiểu tóc nữ đẹp 'hot trend' dẫn đầu xu hướng 2024
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Xem thêm