Thứ tư, 19/03/2025 01:29     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 08/07/2024 08:03

4 dấu hiệu bất thường khi uống nước cảnh báo thận suy yếu

Uống nước là thói quen tốt cho sức khỏe nhưng sau khi uống nước nếu cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu này cần cẩn thận vì có thể gan thận đang suy yếu, bệnh tiểu đường, ung thư “gõ cửa”.

Việc bổ sung nước đúng cách không chỉ giúp giảm lượng lipid trong máu và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu mà còn tăng tốc độ trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân. Do đó, việc uống nước có liên quan mật thiết đến sức khỏe, đồng thời, bằng cách quan sát những biểu hiện khác thường sau khi uống nước cũng có thể phát hiện những vấn đề về sức khỏe.

Ảnh minh họa

Xuất hiện tiểu máu

Nếu thấy nước tiểu có màu đỏ như máu sau khi uống nước, hãy xem xét các loại thực phẩm hoặc thuốc đã sử dụng. Việc tiêu thụ các thực phẩm như thanh long đỏ, củ cải đường hay thuốc bổ sung sắt có thể khiến nước tiểu có màu đỏ như máu.

Tuy nhiên, nếu không sử dụng những loại thuốc hay thực phẩm trên mà vẫn xuất hiện màu đỏ trong nước tiểu thì tốt nhất nên đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu khối u hệ tiết niệu hay thậm chí là ung thư bàng quang.

Tần suất đi tiểu bất thường

Đối với người lớn khỏe mạnh, tần suất đi tiểu là khoảng 8 lần một ngày và lượng nước tiểu mỗi lần khoảng 1500ml. Tuy nhiên, nếu tần suất đi tiểu sẽ tăng lên hoặc lượng nước tiểu tăng bất thường dù không uống quá nhiều nước thì có thể liên quan đến hàng loạt bệnh lý như viêm thận mãn tính hay tiểu đường.

Ngược lại, nếu sau khi bổ sung một lượng lớn nước mà lượng nước tiểu thải ra ít hơn 400ml, thậm chí không bài tiết ra nước tiểu thì có thể liên quan đến suy tim hoặc hoại tử ống thận..

Cùng với đó, sau khi đi tiểu, nếu bọt nước tiểu không tan ngay và có màu đục thì có thể sẽ liên quan đến protein niệu bệnh lý và hàng loạt bệnh về thận khác.

Phù nề cơ thể

Trong trường hợp bình thường, lượng nước mà con người tiêu thụ sẽ được đào thải khỏi cơ thể thông qua quá trình chuyển hóa của thận. Tuy nhiên, nếu có sự bất thường về chức năng của hệ thống tuần hoàn máu, chẳng hạn như suy thận, suy tim... sẽ khiến lượng nước dư thừa trong cơ thể không thể thải ra ngoài một cách trơn tru từ đó dẫn đến tình trạng phù nề trong cơ thể.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày nếu đứng lâu hoặc đang mang thai cũng rất dễ xuất hiện tình trạng phù nề.

Chướng bụng, đau bụng sau khi uống nước

Nếu uống nước xong và thấy bụng bị chướng, đau bụng có thể là dấu hiệu cho thấy chức năng thận đang suy giảm. Ngoài ra, đau bụng hay chướng bụng sau khi uống nước cũng có thể đó là dấu hiệu của bệnh xơ gan cổ chướng - loại bệnh mạn tính nguy hiểm gây suy giảm chức năng gan trầm trọng từ sự tổn thương gan, có thể kèm theo mệt mỏi toàn thân, chán ăn và phù lưng.

Đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ cao, chẳng hạn như uống nhiều rượu trong thời gian dài, người bị tổn thương gan lâu dài, người đã mắc một số loại bệnh gan, người có tiền sử gia đình mắc bệnh gan,... càng phải đặc biệt lưu ý.

Mặt khác, các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, đại tràng co thắt cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng sau khi ăn uống. Do đó, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên thì nên đi khám ngay kẻo sức khỏe đang bị đe dọa.

Một số loại nước nên hạn chế tiêu thụ

Có những loại nước được đưa vào "danh sách đen" vì nguy cơ gây hại gan và thận, thế nhưng lại được nhiều người yêu thích và uống hầu như mỗi ngày.

Nước để qua đêm

Bản chất của việc đun sôi nước là dùng nhiệt tiêu diệt các vi sinh vật, ký sinh trùng (nếu có) trong nước. Quá trình đun sôi không gây ra chất có hại cho cơ thể, cũng như không tạo các chất gây ung thư.

Tuy nhiên, mỗi gia đình cần phải bỏ thói quen lưu trữ và sử dụng nước đun sôi để nguội trong thời gian quá lâu, vì càng để lâu nước càng bẩn.

Do để nước lưu trữ nhiều ngày có nguy cơ tái nhiễm vi sinh vật, khiến nước có thể bị thiu và có vi sinh vật trong nước trở lại. Hơn nữa, thói quen đổ nước sôi mới hòa lẫn nước cũ còn lại trong bình cũng không tốt

Ảnh minh họa

Đồ uống có cồn

Người thường xuyên dùng bia rượu không chỉ gây hại cho gan mà thận cũng chung số phận.

Uống nhiều rượu bia có thể khiến thận bị tổn thương nghiêm trọng. Thận là cơ quan duy trì nước trong cơ thể, tuy nhiên rượu bia khử nước làm cơ thể bị mất nước gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan, đặc biệt là thận. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người dùng nhiều đồ uống có cồn có nguy cơ cao bị albumin niệu vi thể, đây chính là một dấu hiệu của bệnh thận. Do đó, hãy tránh xa loại đồ uống này để bảo vệ gan, thận cũng như sức khỏe.

Phương Anh (Theo Sohu)  
Bệnh nhi 2 tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi liên quan bệnh sởi
Chạy bộ bao nhiêu giờ mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Mất ngủ thường xuyên sau tuổi 50: Bác sĩ chỉ 7 lý do phổ biến
2 anh em cùng mắc ung thư phổi sau nhiều năm chung một thói quen
33 tuổi phát hiện u xương từ triệu chứng đau ai cũng từng gặp
Biến chứng viêm họng hạt thường gặp và giải pháp cải thiện
3 giờ phẫu thuật lấy khối u buồng trứng nặng 15kg cho nữ bệnh nhân
Vì sao nhiều cặp sinh đôi nhưng không cùng giờ cùng ngày?
Mất oan 200 triệu đồng, suýt 'nghĩ quẩn' sau một lần đến quán massage
Phụ nữ mang thai ăn nhiều có tốt không?
Thông tin u xơ tử cung, u nang buồng trứng dưới 50mm
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Uống thuốc giảm đau sau khi uống rượu: Tự tay 'huỷ hoại' lá gan của mình
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Chuyên gia bày cách để chị em 'hết khổ' hàng tháng nhờ một thay đổi nhỏ
Suy thận độ 1 do làm nặng - Giờ tôi hết bệnh rồi!
Phụ nữ tuổi 25 cần bổ sung những loại vitamin nào?
Vì sao phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp?
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Xem thêm