Chủ nhật, 19/05/2024 16:00
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 20/05/2020 14:00

3 lưu ý và 4 bước cần làm ngay khi bị rắn độc cắn để bảo vệ tính mạng

Việc sơ cứu đúng cách khi bị rắn cắn cần kịp thời và đúng cách, nhất là khi bị rắn độc cắn. Nếu không bạn rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong tại chỗ.

Theo ghi nhận của các cơ sở y tế, cứ vào mùa mưa số bệnh nhân bị rắn độc cắn lại gia tăng. Đáng chú ý la do sơ cứu không đúng cách nên nhiều bệnh nhân bị hoại tử tay chân, nhiễm trùng máu, thậm chí bị tử vong. Chính vì vậy, nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu ban đầu đúng cách là vô cùng cần thiết.

Dấu hiệu phân biệt rắn độc và rắn không độc

Dựa vào dấu răng

Khi bị rắn độc cắn, thường có răng độc (hay răng khóa) như: rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia,.... chúng có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn, nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.

huong dan so cuu dung cach kip thoi khi bi ran doc can giadinhvietnam (1)

Còn rắn thường như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm… thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.

Biểu hiện nhiễm độc

Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, phản ứng toàn thân không có.

Rắn độc: nạn nhân sẽ tăng tiết đàm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu…

Cách xử lý khi bị rắn cắn

Theo thông tin được đăng tải trên website bệnh viện Vinmec, khi bị rắn cắn, cần xử lý theo các bước sau:

- Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn, màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công.

- Trấn an người bệnh.

- Tuyệt đối không để nạn nhân tự đi lại. Bất động chân hoặc tay bị cắn bằng nẹp

- Băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động nhằm mục đích làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.

huong dan so cuu dung cach kip thoi khi bi ran doc can giadinhvietnam (1)

- Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không được chặt quá mức (tránh tình trạng làm mất mạch đập). Bắt đầu băng từ ngọn chi đến gốc chi đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng để cố định chân, tay bị cắn.

- Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

- Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.

- Lưu ý khi vận chuyển bệnh nhân để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.

- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Huyết thanh kháng nọc rắn nên được dùng sớm (trong 4 giờ đầu). Trường hợp nạn nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

- Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu sau 24 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không có hiệu quả.

Điều không làm khi bị rắn cắn

Trong quá trình sơ cứu bị rắn cắn, bạn cần tránh những điều sau:

- Không nên băng garo sau khi bị rắn cắn vì cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí đã bị buộc khiến phần này dễ hoại tử. Khi bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân vào cơn sốc, bệnh nhân có thể tử vong lập tức.

- Không rạch da để mở vết cắn ra. Không dùng miệng để hút chất độc ra khỏi vết cắn.

- Tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh, đốt vết cắn và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.

-> 3 bước cần làm ngay khi bị chó cắn để tránh lây bệnh dại

Huyền Trần (T/H)  
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Kiểu tóc nữ đẹp 'hot trend' dẫn đầu xu hướng 2024
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
Xem thêm