Thứ hai, 22/04/2024 22:14
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Bước vào tuổi dậy thì, những thay đổi trên cơ thể có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các bé gái. Trong đó, hiện tượng kinh nguyệt là một trong những vấn đề được rất nhiều bé gái quan tâm và tìm hiểu.

Theo Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu ở âm đạo do lớp niêm mạc tử cung bong tróc tạo nên. Các bé gái khi bước vào tuổi dậy thì đều phải trải qua kì kinh đầu tiên. Kinh nguyệt sẽ được lặp đi lặp lại theo chu kỳ, mỗi chu kỳ khoảng 28 - 35 ngày tùy vào thể trạng mỗi người.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp kinh nguyệt của các bé gái không đều, bị rối loạn kinh nguyệt và rất nhiều hiện tượng khác xảy ra khiến các bé lo lắng.

Đặc biệt, tuổi mới lớn là độ tuổi rất nhạy cảm và có nhiều thắc mắc với các vấn đề xung quanh. Để giải đáp những vấn đề này, các chuyên gia đã đưa ra các câu trả lời cho 12 câu hỏi phổ biến về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.

1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều có đáng lo ngại không?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là hiện tượng không đáng lo ngại, đặc biệt là trong vài năm đầu tiên kể từ thời điểm bắt đầu có kinh nguyệt.

Theo BSCK II Phạm Thị Xuân Minh - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, nguyên nhân làm kinh nguyệt không đều có thể do trạng thái tâm lý căng thẳng kéo dài, vận động nhiều, yếu tố bệnh tật và tăng hoặc giảm cân quá nhiều.

Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC lý giải thêm nguyên nhân của hiện tượng này là do hormon sinh dục chưa ổn định cũng như các thay đổi thất thường của độ tuổi mới lớn, cũng có thể do các bé thay đổi cân nặng một cách đột ngột.

Tuy nhiên, nếu không có kinh nguyệt nhiều hơn 2 chu kỳ liên tiếp, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

2222

2. Số lượng máu trong thời gian hành kinh bao nhiêu là nhiều quá mức?

Lượng máu chảy ra trong thời gian hành kinh không nhiều như nhiều người vẫn nghĩ. Lượng máu mất đi sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 3 - 4 muỗng máu.

Nếu máu chảy ra nhiều đến mức bạn phải sử dụng 10 miếng băng vệ sinh mỗi ngày hoặc sử dụng 1 miếng băng vệ sinh mỗi giờ thì nên đi khám bác sĩ.

3. Thời gian diễn ra kinh nguyệt kéo dài bao nhiêu ngày?

Bác sĩ Minh cho biết, đối với đa số phụ nữ, thời gian hành kinh diễn ra trong 3 - 5 ngày. Nếu thời gian không nằm trong khoảng trên thì cũng không cần quá lo lắng vì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài ít nhất từ 2 ngày đến dài nhất là 7 ngày.

Tuy nhiên, nêu nằm ngoài khoảng 2 - 7 ngày thì cần gặp bác sĩ để được thăm khám.

4. Trong 1 tháng có 2 lần hành kinh thì có sao không?

Bác sĩ Ngọc - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho hay, chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì thông thường khoảng từ 21 - 35 ngày tùy thể trạng của mỗi người.

Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt nhỏ hơn 30 ngày thì có thể có 2 lần hành kinh trong 1 tháng. Vì vậy, trong 1 tháng có 2 lần hành kinh là điều bình thường.

5. Băng vệ sinh có phải là nguyên nhân gây ra hội chứng sốc nhiễm độc (TSS)?

Băng vệ sinh hiếm khi gây ra hội chứng sốc nhiễm độc (TSS). Để giảm khả năng bị nhiễm trùng, bạn nên thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ hoặc lúc bẩn. Bạn cũng nên chọn các sản phẩm băng vệ sinh chất lượng tốt.

“Nếu có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, tiêu chảy, buồn nôn hoặc phát ban từ 2 - 3 ngày sau khi bắt đầu có kinh nguyệt thì bạn nên đi khám ngay”, bác sĩ Minh nhấn mạnh.

6. Tại sao các loại băng vệ sinh có kích thước không bằng nhau?

Băng vệ sinh được thiết kế khác nhau dựa trên lượng máu kinh chảy ra trong kỳ kinh nguyệt của mỗi người. Các loại băng siêu thấm và có kích thước lớn phù hợp với những người có lượng máu kinh nhiều, những loại có tính thấm ít hơn, kích thước nhỏ hơn thì lại phù hợp với người có lượng máu kinh ít hơn.

Vì vậy, bạn nên chọn loại băng vệ sinh dựa trên số lượng máu kinh. Bạn nên thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ và sử dụng miếng đệm riêng vào ban đêm để giảm sự phát triển của vi khuẩn.

7. Làm cách nào để giảm đau trong thời gian hành kinh?

Vào các ngày hành kinh, chị em thường bị hành hạ bởi những cơn đau thống khổ. Theo các chuyên gia, những cách sau có thể khiến giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì và cả người trưởng thành:

Uống thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau được ưu tiên sử dụng bao gồm Acetaminophen, Ibuprofen và Naproxen;

Dùng khăn ấm chườm nóng ở các vị trí như lưng, bụng cũng sẽ khiến bạn dễ chịu hơn;

Tắm với nước ấm;

Tăng cường rau xanh, hoa quả và tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, cafe.

333

8. Có thể mang thai trong thời gian diễn ra kinh nguyệt không?

Bạn vẫn có thể mang thai nếu quan hệ tình dục trong thời gian hành kinh. Để hạn chế tối đa khả năng có thai, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp tránh thai an toàn ở bất kỳ thời điểm nào trong tháng.

Bên cạnh đó, nên kiểm tra phụ khoa và nhờ bác sĩ tư vấn để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

9. Vì sao trong thời gian kinh nguyệt lại cảm thấy phù?

Trong thời gian hành kinh, nước được tích tụ và giữ lại cơ thể gây ra cảm giác như bị phù ở cơ thể. Để thoát nước ra khỏi cơ thể, bạn nên lựa chọn chế độ ăn ít muối và không nên uống cafe.

10. Tại sao phụ nữ lại thèm đồ ăn vặt trong thời gian hành kinh?

Hormone được cho là nguyên nhân chính gây ra cảm giác thèm ăn. Bạn có thể thèm ăn các thực phẩm ngọt như kem, sô cô la và khoai tây chiên trong thời gian hành kinh.

Tuy nhiên, đây không phải là những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên chọn các thực phẩm lành mạnh khác như trái cây, các thực phẩm giàu chất béo như cá hồi, các loại hạt hoặc bơ.

11. Làm thế nào để kiểm soát các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)?

Để giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, bạn nên tập thể dục, không ăn thức ăn mặn và ít uống cafe trong thời gian 1 tuần trước khi có kinh nguyệt.

Nếu bạn có cảm giác khó chịu hoặc đau đớn vượt khả năng kiểm soát thì nên gặp bác sĩ để được khám và tư vấn. Bạn cũng có thể đề nghị với bác sĩ về việc sử dụng thuốc.

12. Kinh nguyệt vẫn diễn ra có thể loại trừ khả năng có thai không?

Trong một số ít trường hợp, phụ nữ vẫn có thể hành kinh sớm trong kỳ mang thai. Vì vậy, nếu chảy máu không bình thường hoặc cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi trong thời gian hành kinh thì nên gặp bác sĩ để làm xét nghiệm kiểm tra sức khỏe trong đó có kiểm tra xem có thai hay không.

-->> Không có kinh nguyệt mang thai được không?

Thúy Ngà  
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù”?
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa
2 cháu bé đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ đã được về với gia đình
5 lưu ý phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện mùa nắng nóng
60 giây để yêu!
Căng thẳng hàng ngày có ảnh hưởng đến khả năng mang thai?
Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?
Mỹ nhân Việt sang Nhật ngắm hoa anh đào: Người như nữ sinh, người diện “cây” hiệu vài trăm triệu
Đi du lịch để... sống ảo và
Xem thêm