Thứ sáu, 10/05/2024 09:20
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Nhiều người cho rằng, phụ nữ không thấy kinh nguyệt xuất hiện hay còn gọi là vô kinh sẽ không thể mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia đã có những giải đáp cụ thể.

Vô kinh là gì?

Theo Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, vô kinh là tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt liên tục một thời gian hoặc vĩnh viễn do rối loạn chức năng vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung hoặc âm đạo. Vô kinh được chia thành 2 loại:

Vô kinh nguyên phát: là trường hợp đã quá tuổi đáng lẽ phải có kinh mà vẫn không có

Vô kinh thứ phát: là người phụ nữ đã từng có kinh từ một lần trở lên nhưng lại không có trong 3 chu kỳ liên tục (có thể là trên dưới 3 tháng) trở lên.

Ngoài ra, vô kinh còn được chia ra 2 loại:

Vô kinh giả khi người phụ nữ vẫn có kinh hàng tháng nhưng máu kinh không chảy được ra ngoài (để biết là có xuất hiện kinh) mà lại đọng ở bên trong do khuyết tật ở bộ máy sinh dục như không có âm đạo, màng trinh bị bịt kín.

Vô kinh thật là trường hợp bộ máy sinh dục của người phụ nữ bên ngoài cấu tạo gần như bình thường nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc trưởng thành chưa bao giờ thấy kinh.

2

Nguyên nhân gây vô kinh

The Bác sĩ Trương Nghĩa Bình có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Cụ thể:

- Vô kinh do tình trạng toàn thân: người quá gầy yếu do suy dinh dưỡng, do thiếu máu, nhiễm độc, có bệnh gan, bệnh thận mạn tính.... Có người sau khi phải dùng dài ngày các thuốc an thần, thuốc chuyển hóa hoặc thuốc chống ung thư bị vô kinh. Vô kinh có thể xuất hiện khi có những biến động về thần kinh quá mức như vui, buồn, sợ hãi, vất vả, thay đổi môi trường sống...

- Vô kinh do rối loạn hoạt động nội tiết: vùng chỉ huy nội tiết ở trên não bị suy thoái, hoặc do tăng hoạt động quá mức toàn bộ hệ thống hay từng bộ phận làm ảnh hưởng đến các hoạt động của các bộ phận khác trong hệ thống đó. Các rối loạn của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể như tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng...

- Vô kinh do bất thường: dị tật, khuyết tật của cơ thể hoặc của bộ phận sinh dục, đặc biệt ở buồng trứng, tử cung. Phụ nữ bị rối loạn di truyền về nhiễm sắc thể khiến cơ thể, đặc biệt bộ phận sinh dục không phát triển; người mang dị tật bẩm sinh: không có buồng trứng, không có tử cung.

Một số trường hợp tuy có buồng trứng, có tử cung nhưng lại không có âm đạo hoặc do màng trinh bịt kín âm đạo gây nên tình trạng vô kinh giả. Những trường hợp do bệnh tật hay tai biến của sinh sản, gây tổn thương ở não hoặc phải cắt bỏ cổ tử cung, buồng trứng sẽ bị vô kinh sau mổ. Các bệnh ở tử cung, đặc biệt bệnh lao tử cung, những trường hợp phải nạo, hút nhiều lần khiến mất hết niêm mạc tử cung hoặc làm cho tử cung bị dính sẽ đưa đến thiểu kinh (kinh ít) hoặc vô kinh.

Ngoài ra, Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Trần Thị Thành - Phòng khám sản phụ khoa Hưng Thịnh cũng cho rằng, nếu trước đó người phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai nhưng đột nhiên lại ngưng sử dụng hoặc đã sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài thì cũng có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt tạm ngưng một thời gian.

Không có kinh nguyệt mang thai được không?

Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh cho biết khi không có kinh nguyệt thì khả năng mang thai cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi:

- Vô kinh thứ phát khiến chị em khó xác định được thời điểm rụng trứng do chu kỳ rụng trứng bị rối loạn. Khi đó, quá trình thụ thai và mang thai cũng sẽ bị ảnh hưởng.

- Trường hợp bạn bị vô kinh do bị suy buồng trứng, u nang buồng trứng hay một bệnh lý nào khác mà không có biện pháp điều trị kịp thời thì khả năng mang thai là rất thấp, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh - hiếm muộn.

Như vậy, khi không có kinh nguyệt, vô kinh thì khả năng mang thai cũng sẽ thấp hơn so với người bình thường. Nếu để hiện tượng này kéo dài mà không có biện pháp điều trị thì sức khỏe sinh sản cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến người phụ nữ có thể mất đi khả năng làm mẹ.

3

BS Thành nhấn mạnh, khi có biểu hiện vô kinh, phụ nữ nên sớm đến các trung tâm y tế, cơ sở chuyên khoa phụ sản để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp.

Trong quá trình điều trị, chị em cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và giữ cho tinh thần luôn ổn định, tránh suy nghĩ hoặc lo lắng quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chu kỳ kinh nguyệt.

-->> Rối loạn kinh nguyệt mang thai được không?

Thúy Ngà  
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Vì sao đồ điện tử gặp lỗi chỉ cần
Bé gái 5 tuổi uống nhầm hoá chất thí nghiệm
Nàng wags Việt khi mang bầu: Doãn Hải My nhan sắc đỉnh chóp, Chu Thanh Huyền “đu trend” nhảy nhót
4 thứ tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro cho trẻ nhỏ
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường
Ngược biên giới gặp anh nông dân hiến tặng 4.000m2 đất xây trường
Dùng điều hòa cây thay thế điều hòa treo tường được không?
Quay
Cô gái Lào
Xem thêm