Viêm đường hô hấp ở trẻ: Dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh
Viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những điều cần biết để điều trị, phòng tránh căn bệnh này đặc biệt trong thời tiết giao mùa.
Đối tượng trẻ em dễ mắc viêm đường hô hấp
- Tuổi: Trẻ em càng nhỏ tuổi thì tần suất và nguy cơ mắc viêm đường hô hấp càng cao, đặc biệt hay gặp ở trẻ em nhỏ hơn 3 tuổi.
- Môi trường: Trẻ sống ở môi trường nhiều bụi, khói thuốc, ẩm thấp sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp.
- Thời tiết: Bệnh thường gặp vào thời điểm thời tiết lạnh hoặc giao mùa, đặc biệt là các tháng 4-5 và 9-10.
- Cơ địa: Trẻ em có cơ địa atopi dị ứng thì sẽ dễ mắc cũng bệnh viêm đường hô hấp hơn bình thường.
- Bệnh tật, dinh dưỡng: Những trẻ đẻ non, mẹ thiếu sữa, trẻ suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh,… thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ảnh minh họa
Dấu hiệu viêm đường hô hấp ở trẻ em
Viêm đường hô hấp ở trẻ em có thể chia làm viêm đường hô hấp cấp tính hoặc mãn tính. Viêm đường hô hấp trên hoặc dưới. Viêm đường hô hấp trên bao gồm các bệnh hay gặp như ho, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm VA, viêm amidan,… Viêm đường hô hấp dưới là các bệnh viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm phổi – màng phổi, tuy nhiên bệnh lý viêm đường hô hấp dưới ít gặp trong cộng đồng.
Viêm đường hô hấp cấp tính
- Sốt: Trẻ có thể sốt cao hoặc ngây ngấy sốt tùy trường hợp. Mẹ nên có sẵn đo nhiệt độ ở nhà để theo dõi nhiệt độ của bé
- Ho: Ho có thể là ho khan hoặc ho có đờm, ho có đờm màu xanh vàng do nguyên nhân vi khuẩn, ho có đờm màu trắng trong có thể do virus, ở trẻ nhỏ phản xạ bật đờm khá khó.
- Chảy nước mũi: Nếu mũi đặc mẹ nên chú ý để thực hiện các biện pháp hút mũi, rửa mũi cho con vì bé không thể hắt mũi ra nên rất khó thở, khó chịu
- Đau họng khi nuốt khi ăn
Viêm đường hô hấp mạn tính
Trẻ viêm đường hô hấp cấp tính mà không được điều trị hoặc đáp ứng không tốt với điều trị sẽ chuyển sang viêm đường hô hấp mãn tính. Các dấu hiệu thường thấy ở trẻ viêm đường hô hấp mạn tính là:
- Chảy nước mũi một bên hoặc hai bên, nước mũi trắng trong hoặc “thò lò mũi xanh” tùy nguyên nhân
- Ngạt mũi do phù nề cuốn mũi
- Rát họng, ho húng hắng
- Đau, vướng ở cổ họng khi nuốt
- Nếu trẻ bị viêm xoang thì có triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt

Ảnh minh họa
Hướng dẫn chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp tại nhà
- Hạ sốt: Bé cần được hạ sốt. Nên cho bé mặc thoáng mát, ăn đồ lỏng dễ tiêu hóa, uống đủ nước. Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ khi sốt trên 38,5 độ C. Tích cực chường ấm để giúp làm giãn mạch giảm nhiệt.
- Vệ sinh mũi miệng: Trẻ bị tắc mũi, nghẹt mũi nên ăn không ngon, ngủ không yên. Mẹ hãy dùng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ mũi cho bé làm loãng dịch mũi rồi hãy hút mũi bằng dụng cụ. Nếu cần thiết mẹ hãy rửa mũi cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Vỗ rung cho trẻ để tống đờm ra ngoài. Kỹ thuật này mẹ sẽ được các bác sĩ hướng dẫn nếu cần thiết.

Ảnh minh họa
Cách phòng tránh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ
- Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh
- Không nên bật điều hòa quá lạnh trong nhà, nhiệt độ thích hợp cho trẻ em là 26-32 độ C
- Hạn chế cho trẻ uống nước đá hay ăn uống đồ lạnh
- Khuyên trẻ không nên tắm rửa khi cơ thể còn đẫm mồ hôi
- Bổ sung rau xanh và trái cây trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ
- Dạy trẻ cách vệ sinh tay chân với xà phòng diệt khuẩn sau khi chơi và đi vệ sinh
- Tiêm chủng, tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo khuyến cáo của bộ y tế
Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Xem thêm: Cách nấu nước chanh sả gừng phòng bệnh viêm đường hô hấp (Nguồn: Cooky)