Thứ năm, 29/05/2025 17:17     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 15/04/2025 07:00

Vì sao có hiện tượng khát nước sau khi ăn nhà hàng?

Nhiều người sau khi ăn ở nhà hàng thường cảm thấy khát nước bất thường và lầm tưởng nguyên nhân do vị umami của bột ngọt hay hạt nêm.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu nằm ở lượng muối (natri) tích tụ vượt mức cơ thể cần, điều thường xảy ra với các món ăn chế biến sẵn ngoài hàng quán.

Bữa ăn ngoài hàng khác hẳn so với bữa cơm nhà. Thịt cá thường được ướp sẵn bằng muối, nước tương, hạt nêm để lên vị trước khi đưa lên chảo. Khi nấu, đầu bếp lại thêm dầu hào, sa tế, mắm muối.

Ảnh minh họa

Sự tích tụ của nhiều nguồn natri làm cho hàm lượng natri trong món ăn tại nhà hàng vượt xa so với nấu tại nhà.

Bạn có thể không cảm thấy món ăn quá mặn vì đường và muối có khả năng làm mờ cảm nhận lẫn nhau. Đường che vị mặn, chất tạo vị umami (như nucleotide) nâng ngưỡng chịu mặn của lưỡi. Cái bẫy ở đây là chúng ta không thấy mặn, nhưng thực ra natri đã ngấm sâu vào từng miếng thức ăn.

Dư natri khiến cơ thể kêu cứu bằng cách khát nước. Bởi natri có đặc tính hút nước mạnh, khi vào cơ thể quá nhiều, nó làm tăng áp suất thẩm thấu trong máu, buộc cơ thể phải giữ nước. Đó là lúc ta thấy khát cháy cổ, chỉ muốn tìm ngay thứ gì đó mát lạnh để giải tỏa.

Lúc này, bẫy tiêu dùng lại diễn ra vì nước ngọt, trà đá, bia mang lại khoản lời không nhỏ cho các nhà hàng. Một số thống kê cho thấy đồ uống có thể chiếm đến 1/4 hoặc thậm chí 1/3 doanh thu nhà hàng.

Không chỉ gây khát, muối dư thừa còn có liên hệ mật thiết với béo phì, đặc biệt là béo bụng. Một nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc công bố năm 2022 khẳng định lượng muối tiêu thụ càng cao, nguy cơ béo phì và tích mỡ vùng bụng càng lớn.

Ảnh minh họa

Để giảm lượng natri trong bữa ăn mà vẫn đảm bảo hương vị, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng người nội trợ có thể sử dụng hạt nêm hoặc bột ngọt để thay thế một phần muối trong quá trình nấu nướng. Bên cạnh đó, nên tránh kết hợp quá nhiều loại gia vị mặn như nước tương, nước mắm, dầu hào trong cùng một món ăn, bởi sự cộng hưởng của chúng có thể khiến hàm lượng muối tăng vọt mà người dùng không nhận ra.

Ngoài ra, cũng cần đặc biệt lưu ý đến lượng natri “ẩn” trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, đồ hộp, hay các loại nước sốt đóng chai. Kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể không chỉ giúp hạn chế cảm giác khát nước sau bữa ăn mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe lâu dài, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp và béo phì.

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Chân sưng tấy, phồng rộp sau 15 phút tắm biển
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Bé 7 tháng tuổi bị tụ máu đầu do ngã từ trên giường xuống đất
Phát hiện 35 viên sỏi bàng quang sau thời gian uống nước ngọt mỗi ngày
Nơi sinh tạo ra chênh lệch tuổi thọ tới hơn 30 năm
Nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ung thư từ món chân gà khoái khẩu
4 học sinh nhập viện ngay sau lễ tổng kết năm học
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Hơn 640 ca mắc Covid-19 trong 5 tháng: Nguyên nhân nào khiến dịch bệnh tăng nhanh?
'Yêu' bao nhiêu lần mỗi tuần để tốt cho sức khỏe?
Nhận biết bệnh ung thư Cựu Tổng thống Joe Biden đang mắc nhờ 5 dấu hiệu đặc trưng
Khàn tiếng kéo dài và giải pháp hỗ trợ cải thiện từ thảo dược
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Ăn trứng luộc hàng ngày để giảm cân có tốt không?
Chỉ số SPF trên kem chống nắng có ý nghĩa gì, bao nhiêu là chuẩn?
Trở mình cũng gãy xương do lạm dụng thứ chị em dùng hàng ngày
Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc về phòng chống Covid-19, sốt xuất huyết
Bác sĩ Long Châu kịp thời cứu người bị đột quỵ ngay 'thời điểm vàng'
Xem thêm