Uống nước, ăn thực phẩm chứa thủy ngân nguy hiểm thế nào?
Thủy ngân là một nguyên tố hóa học có tính độc cao, do vậy nếu ăn phải các thực phẩm có chứa thủy ngân có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Những nguy hại khi ăn phải thực phẩm chứa thủy ngân
Thủy ngân thuộc nhóm đầu các độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Thông tin Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế nêu rõ: “Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Thủy ngân tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong”.
Hải sản là một loại thực phẩm dồi dào nhưng có nhiều loại chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Việc tiếp xúc thủy ngân diễn ra phổ biến nhất qua đường thức ăn khi tiêu thụ hải sản hoặc thực vật nhiễm thủy ngân. Con người sử dụng thức ăn và nước uông có chứa thủy ngân lâu ngày sẽ dẫn đến nhiềm độc thủy ngân, gây nguy hại cho sức khỏe. Một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô bao gồm bộ não làm rối loạn thần kinh thực vật và tim mạch, suy giảm chức năng chống độc của gan, viêm thận, viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu.
Tiếp xúc mãn tính với thủy ngân có thể gây ra run mí mắt và rối loạn thị giác, viêm màng tiếp hợp, thu hẹp thị trường. Đối với các trường hợp tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý, toàn thân suy sụp. Thậm chí nếu bị nhiễm thủy ngân qua đường ăn uống với liều cao lâu ngày (từ 10-20 năm) có thể dẫn đến tử vong.
Ăn phải thực phẩm chứa thủy ngân lâu dài có thể dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, phụ nữ có thai khi ăn phải các thực phẩm chứa thủy ngân có thể gây ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe thai nhi, gây ra những khuyết tật bả sinh như: mù, điếc, dị dạng, trí thông minh giảm sút.
Biện pháp phòng tránh ngộ độc thủy ngân
Để tránh bị nhiễm độc thủy ngân cần phải sát sao kĩ lưỡng trong khâu lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Hãy sử dụng các loại nước uống và thực phẩm sạch có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và kèm theo đó là đã được kiểm nghiệm là không chứa thủy ngân hoặc kiểm soát thủy ngân trong thực phẩm.
Để có thể bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình hãy đem mẫu nước sinh hoạt hàng ngày đến các Trung tâm kiểm nghiệm để xác định hàm lượng thủy ngân có trong nước nhằm chủ động phòng tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân tối đa.
-> Nguy hiểm chết người từ việc ăn thịt chó bị đánh bả
Xem thêm: Mẹo hữu ích khi chế biến thực phẩm