Thứ bảy, 12/04/2025 01:58     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 22/12/2018 10:12

Tìm hiểu về những xúc cảm của thai nhi

Giai đoạn trong bụng mẹ, bé yêu cảm nhận được rất nhiều điều. Hãy tìm hiểu về những xúc cảm ấy được hình thành thế nào trong bài viết dưới đây.

Sự phát triển các giác quan của thai nhi

Thính giác: Trong 5 giác quan, thính giác của bé phát triển sớm nhất.

Trong giai đoạn bào thai, bé thường ngủ trong phần lớn thời gian. Đến tháng thứ 6, bé bắt đầu xuất hiện phản ứng nghe được những âm thanh từ bên ngoài.

Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, bé dễ dàng nghe được những tiếng động có âm hưởng trầm. Chẳng hạn như tiếng tim đập, cử động của dạ dày từ cơ thể bạn hoặc sự chuyển động của máu qua nhau thai (cường độ của những âm thanh đó ở mức 30 decibel, tương đương với tiếng thì thầm trong phòng kín).

Bé sẽ có phản ứng với âm thanh có tần số thấp trước, sau mới đến các âm thanh có tần số cao.

Khoảng thời gian này, bé cũng có thể nghe được giọng nói của bạn. Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi. Tiếng nói của mẹ có tác dụng tới bé một cách trực tiếp vì nó chuyển thẳng từ cơ thể người mẹ tới bé.

Ngoài ra, bé cũng có thể nghe được giọng của bố (hoặc anh hay chị bé), thậm chí là những loại âm nhạc từ bên ngoài bụng mẹ. Từ tuần 32 trở đi, bé có thể nhớ được bản nhạc (hoặc bài hát) mà bé vẫn nghe hàng ngày, đồng thời sau khi sinh, bé sẽ nhận ra được bài hát, bản nhạc đó.

thai-nhi

Khi thai nhi lớn dần, chúng sẽ bị ép sát vào da bụng của người mẹ, do đó chúng sẽ cảm nhận được sự thay đổi về nhiệt độ. (Ảnh minh họa)

Thai nhi có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ

Bé có thể nghe và cảm nhận được tâm trạng của mẹ. Hương vị của nước ối phụ thuộc vào tình trạng và tâm trạng của bạn. Khi bé nằm trong nước ối ở bụng mẹ, bé sẽ cảm nhận được sự thay đổi đó. Số lượng nụ vị giác của con còn nhiều hơn so với người lớn. Ngoài ra, nụ vị giác còn bao phủ cả khoang miệng của bé. Điều đó giúp con trở thành một chuyên gia nếm thử.

Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn bị căng thẳng, hương vị của nước ối sẽ thay đổi. Những thay đổi nhỏ này không dễ biết được. Tuy nhiên, khi bạn nói, bé sẽ dành toàn bộ sự chú ý lên bạn, bé cảm nhận được toàn bộ cảm xúc thông qua việc nếm. Những cảm xúc mãnh liệt này giúp bé hiểu những gì bạn bày tỏ, cũng giúp bé học cách nói sau khi sinh.

Bên cạnh việc nếm, bé còn lắng nghe tâm trạng của mẹ bầu. Tâm trạng của bé được quyết định bởi tâm trạng của bạn. Bé sẽ biết được tâm trạng của bạn khi bạn thể hiện nó. Bé làm điều này bằng cách lắng nghe giai điệu, sự thay đổi cao độ trong giọng nói của bạn.

Giọng nói thể hiện cảm xúc của bạn khi bạn nói. Từ ngữ không thể hiện được điều đó bởi bé không nghe hiểu được những điều này. Nhịp tim cũng để lộ tâm trạng. Bé sẽ lắng nghe trái tim bạn phản ứng với những tình huống nhất định. Tim bạn sẽ đập nhanh, đập chậm khi bạn hạnh phúc, sợ hãi hay buồn. Bé sẽ nghe thấy và thông cảm với bạn.

Bé cũng đọc được cảm xúc thông qua hơi thở của bạn. Bạn có thể thở nhẹ, thở gấp, thở dài… Tất cả đều truyền tải một thông điệp nhất định.

-> Thực hư chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ?

Video: Ngắm nụ cười sảng khoái của các thiên thần nhí

Phương Vũ (T/h)  
Ngực to bất thường, đi khám phát hiện khối u to gần một gang tay
Đột quỵ nguy kịch do lạm dụng thuốc tránh thai
‘The Face Beauty’ mùa 3 hứa hẹn cú hích lớn cho ngành công nghiệp thẩm mỹ Việt Nam
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Nhân xơ tử cung 30mm có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh nằm gối được không?
Hơn 30.000 nhà phân phối Amway được đào tạo trong chương trình Buổi sáng dinh dưỡng
Mẹ Gen Z bật mí thức uống 18 tỷ lợi khuẩn, dinh dưỡng và tiện lợi cho cả gia đình
Giải pháp điều trị mỡ máu tiên tiến hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam
Nguyên nhân viêm amidan 1 bên và giải pháp cải thiện
Kết hôn nửa năm không có bầu, đi khám bất ngờ phát hiện gen chuyển hóa hiếm gặp
Cắt toàn bộ dạ dày cứu sống bệnh nhân ung thư chảy máu nguy kịch
Từ vụ người phụ nữ tử vong khi tham gia giải chạy: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Suy giảm thính lực ở người trẻ không thể xem thường
Mắc loạt bệnh về da do... sạch quá mức
Dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng có được không?
Cha mẹ làm gì để con an toàn khi đi lễ hội?
Đeo kính áp tròng khi đi bơi nguy hiểm thế nào?
HLV chỉ 3 lỗi cơ bản khi squat, tập mãi không lên cơ
Tưởng con là thiên tài, đi khám mới biết bị tự kỷ
Xem thêm