Thứ tư, 15/05/2024 22:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 28/10/2022 15:55

Thời tiết lúc giao mùa, đề phòng bệnh cảm cúm

Cảm lạnh, cảm cúm thường gặp khi thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường, cơ thể mệt mỏi… đặc biệt là trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Tuy là bệnh thông thường nhưng cảm cúm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền và những người có sức đề kháng kém.

Cảm và cúm là tình trạng nhiễm virus cấp tính của đường hô hấp trên. Tác nhân gây cảm phổ biến nhất là nhóm virus có tên rhinovirus còn tác nhân gây cúm là các chủng virus cúm A, B, C, trong đó cúm A và B là hai chủng gây bệnh phổ biến nhất và đặc biệt cúm A thường gây những đợt bùng phát trầm trọng trên diện rộng.

z3806842288362_f92446c3f068c5249c38b312c24c56f8

Cảm cúm lây trực tiếp từ người sang người do hít phải những hạt nhỏ li ti (giọt bắn) từ dịch tiết đường hô hấp của người bệnh trong khoảng cách gần hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Cảm và cúm thường có những triệu chứng khá giống nhau, tuy nhiên cũng có những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa 2 bệnh này. Với cảm thông thường, người bệnh thường ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh. Với cúm, các triệu chứng thường điển hình và “rầm rộ” hơn như sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi, viêm họng, ho khan, đau đầu, đau cơ bắp hoặc đau nhức toàn thân, mệt mỏi và suy nhược.

Nhìn chung cho cả cảm và cúm thì 5 triệu chứng thường gặp nhất là sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, đau, sốt. Các triệu chứng này làm xáo trộn sinh hoạt và công việc hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Về điều trị, cảm và cúm đều là bệnh gây ra bởi virus nên không có thuốc đặc trị, chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và bệnh sẽ tự khỏi. Nghỉ ngơi như nghỉ làm một vài ngày nhằm giúp bệnh nhanh khỏi cũng như tránh lây nhiễm virus cho người khác, ngủ đủ giấc, thư giãn, tắm nước ấm, xông hơi, ngâm chân nước nóng,… Điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh cảm cúm.

Empty

Uống nhiều nước: Cảm cúm có thể khiến cơ thể bị mất nước do đó cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể như uống nước lọc, nước ép trái cây, nước uống thể thao, canh hay nước súp dựa trên nước dùng như phở gà… Bên cạnh đó, cần hạn chế uống nước lạnh và các đồ uống có chứa cồn và gas như rượu, bia, nước ngọt, cà phê, trà đen…

Với trẻ em, hạ sốt là điều quan trọng khi trẻ mắc bệnh cảm, cúm. Để trẻ chịu ăn, vui chơi ngay cả khi mắc bệnh, cha mẹ có thể dùng các biện pháp hạ sốt an toàn tại nhà như cho bé mặc đồ thoáng mát, cho bé uống nhiều nước, kết hợp dán miếng dán hạ sốt Aikido.

Miếng dán hạ sốt Aikido không chứa hoạt chất thuốc, hạ sốt an toàn và nhanh chóng, an toàn khi dùng cùng thuốc khác. Miếng dán có tác dụng làm mát lên tới 10h, miếng dán dính tốt, không đau khi gỡ bỏ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu.

Phương Đông  
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
Xem thêm