Thứ ba, 22/04/2025 10:28     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 22/04/2025 10:28

Tập luyện cường độ mạnh buổi tối ảnh hưởng giấc ngủ, giảm khả năng phục hồi của cơ thể

Một nghiên cứu mới từ Đại học Monash cho thấy, việc tập thể dục cường độ mạnh quá gần thời điểm đi ngủ ban đêm có thể làm suy giảm thời lượng, chất lượng và sự ổn định của giấc ngủ, từ đó làm giảm khả năng phục hồi của cơ thể.

Đại học Monash, đại học hàng đầu nước Úc vừa tiến hành nghiên cứu đầu tiên và lớn nhất từ trước đến nay về mối liên hệ giữa việc tập thể dục buổi tối và giấc ngủ. Vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, nghiên cứu chỉ ra rằng việc vận động trong vòng bốn giờ trước khi ngủ có liên hệ rõ rệt với tình trạng khó ngủ, ngủ ít và ngủ không sâu. Bên cạnh đó, người tập cũng có nhịp tim khi nghỉ cao hơn và mức độ biến thiên nhịp tim thấp hơn – dấu hiệu cho thấy cơ thể chưa được thư giãn hoàn toàn.

Tiến sĩ Elise Facer-Childs và tiến sĩ Josh Leta từ Đại học Monash, những người dẫn đầu cuộc nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập từ hơn 14.689 người tham gia trên toàn cầu, theo dõi liên tục trong một năm với tổng cộng bốn triệu giấc ngủ đêm được ghi nhận. Những người tham gia đeo thiết bị sinh trắc học WHOOP để theo dõi thói quen luyện tập, giấc ngủ và chỉ số tim mạch.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash và WHOOP đã phân tích mối liên hệ giữa thời điểm tập luyện buổi tối, cường độ vận động, chất lượng giấc ngủ và các chỉ số tim mạch ban đêm như nhịp tim khi nghỉ và mức biến thiên nhịp tim. Kết quả chỉ ra rằng, càng tập luyện muộn và với cường độ càng cao, cơ thể càng khó chìm vào giấc ngủ, thời gian ngủ bị rút ngắn, chất lượng giấc ngủ suy giảm, nhịp tim vào ban đêm tăng cao và biến thiên nhịp tim giảm mạnh – dấu hiệu cho thấy cơ thể chưa được phục hồi tối ưu.

Nghiên cứu cũng đã hiệu chỉnh theo các yếu tố như độ tuổi, giới tính, ngày trong tuần, mùa trong năm, thể lực tổng thể và chất lượng giấc ngủ đêm trước để đảm bảo tính chính xác. Các hoạt động được xem là có cường độ cao bao gồm chạy bộ đường dài, bóng đá, rugby, hay các bài tập HIIT – tất cả đều làm gia tăng nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, tốc độ hô hấp và mức độ tỉnh táo trong thời gian dài.

Tập luyện cường độ mạnh buổi tối không chỉ ảnh hưởng giấc ngủ mà còn giảm khả năng phục hồi của cơ thể (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ Josh Leota từ Trường Tâm lý học, Đại học Monash, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho biết anh muốn làm sáng tỏ mối quan hệ “vừa quan trọng vừa phức tạp” giữa thời điểm tập luyện và giấc ngủ: “Việc vận động mạnh vào buổi tối có thể khiến cơ thể duy trì trạng thái cảnh giác cao độ, điều này lý giải tại sao có nhiều hướng dẫn y tế công cộng trước đây khuyên không nên tập thể dục sát giờ ngủ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm lại cho ra kết quả mâu thuẫn, cho rằng tập buổi tối không nhất thiết gây ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Tuy nhiên, những nghiên cứu thường có quy mô nhỏ, thực hiện trong điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt và hiếm khi tái hiện được mức vận động cao như trong thực tế, gây ra nghi vấn về tính thực tế của những kết quả nghiên cứu đó.”

Từ kết quả nghiên cứu, Tiến sĩ Leota khuyến nghị những ai muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ nên kết thúc buổi tập ít nhất bốn tiếng trước giờ đi ngủ ban đêm: “Nếu buộc phải tập trong khoảng thời gian gần giờ ngủ, bạn nên chọn những hình thức vận động nhẹ như đi bộ, chạy chậm hoặc bơi thư giãn, để hạn chế tác động tiêu cực và giúp cơ thể có thời gian ‘hạ nhiệt’.”

Đồng tác giả của nghiên cứu này, tiến sĩ Elise Facer-Childs từ Đại học Monash, nhận định rằng, kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ rõ ràng và nhất quán giữa tập thể dục buổi tối và sự suy giảm chất lượng giấc ngủ: “Việc tập thể dục cường độ cao vào buổi tối có thể làm gián đoạn giấc ngủ, tăng nhịp tim khi nghỉ và giảm khả năng phục hồi của cơ thể – vốn là những yếu tố then chốt trong quá trình tái tạo năng lượng. Những phát hiện này có ý nghĩa lớn đối với định hướng thông điệp sức khỏe cộng đồng”.

Linh Giang  
Sản phụ tuần 32 bị tiền sản giật nặng, vỡ òa niềm vui làm mẹ
Tư thế ngủ tốt cho người mắc 8 loại bệnh mạn tính
Tuần lễ Vàng – Ươm mầm hạnh phúc 2025: Cơ hội vàng cho giấc mơ 'tìm con yêu'
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Từ vụ 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất: Biết 5 cách này để an toàn cho cả nhà
Ứng dụng AI trong điều trị cá thể hóa ung thư vú tại Việt Nam
BVĐK Tâm Anh, VNVC xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống trên TikTok
Vụ sữa giả quy mô lớn: Trách nhiệm thuộc về ai khi gần 600 sản phẩm 'lọt lưới'?
Bí quyết hết đau lưng do thoái hóa cột sống của tôi
Vì sao nhiều người thích ăn khi tâm trạng không tốt?
Dấu hiệu đau hầu hết dân văn phòng mắc báo hiệu 6 bệnh nguy hiểm
Rà soát, kiểm tra việc kê đơn sữa, thực phẩm chức năng tại các bệnh viện
Thương hiệu mỹ phẩm Le Petit Marseillais chính thức ra mắt tại Việt Nam
'Cơn bão' sữa giả, thuốc giả: Niềm tin người bệnh không thể đánh đổi bằng vài giây TikTok
Ù tai tưởng bình thường không ngờ là dấu hiệu bệnh chết người
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày có an toàn không?
Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng bệnh viện Vinmec cần giờ theo chuẩn quốc tế
Ra hiệu thuốc chú ý 4 điểm, thực hiện 3 điều tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng
Sữa giả ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe bệnh nhân ung thư?
Xem thêm