Thứ hai, 25/11/2024 14:43     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 18/01/2018 09:36

Tâm sự nghẹn lòng của con về căn bệnh trầm cảm của bố

Năm 2015, bố mắc bệnh trầm cảm. Hồi đầu, mẹ, anh trai, chị gái và tôi đều cho rằng bố chỉ là nhất thời nghĩ không thông, rồi mọi chuyện sẽ tốt lên.

Không ngờ, nửa năm trôi qua, bệnh trạng của bố không những không tiến triển tốt mà còn trở nên xấu hơn. Bố trở nên trầm mặc, không nói, khuôn mặt không biểu lộ tình cảm, dần dần, bố thích tách xa khỏi mọi người sống đơn độc, không muốn chuyện trò với bất cứ ai, thậm chí bố thích nhốt mình trong một căn không ánh đèn…Mẹ hỏi bố đang nghĩ gì thì bố chỉ trả lời duy nhất một câu “Tôi không nghĩ gì cả”.

Những ngày buồn nối tiếp nhau

Buổi tối là khoảng thời gian khủng khiếp nhất đối với bố bởi những cơn mất ngủ hồi đầu giờ đã khiến buổi đêm trở nên dài vô tận. Bố trở mình suốt đêm mà không sao ngủ được. Mẹ hỏi bố đang nghĩ gì thì bố vẫn trả lời duy nhất một câu đó. Chúng tôi đều cho rằng chắc bố không nghĩ gì, có lẽ chỉ uống vài viên thuốc ngủ là sẽ khá hơn.

Empty

Nỗi khổ đó chỉ bản thân họ biết và có lẽ mỗi bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm đều sống trong thể giới riêng của mình (Ảnh minh họa)

Dần dần mẹ phát hiện thấy bố luôn tỏ ra khó khăn khi đối mặt với một chuyện dù là rất nhỏ và luôn nghĩ nó theo chiều hướng xấu nhất, điều này vô hình chung gia tăng sự lo lắng trong bố. Bố là bác sĩ có tiếng trong thôn, kinh nghiệm bao năm làm bác sĩ khiến ông đức cao vọng trọng. Nhưng sự thay đổi về tâm lý này khiến bố mất tự tin vào khả năng nhạy cảm của mình, thậm chí bố luôn liên kết những hành vi của mình với những kết quả tồi tệ nhất.

Ví dụ, có phải đã tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân, chẩn đoán sai bệnh cho ai đó, có phải bệnh của họ nặng hơn... hình thành sự đối chiếu giữa sự nghi ngờ trong tâm và sự cứng nhắc bề ngoài và chính sự lo lắng trong tâm đó mới chính là ngọn lửa đốt cháy họ. Nỗi khổ đó chỉ bản thân họ biết và có lẽ mỗi bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm đều sống trong thể giới riêng của mình.

Đến tháng 10 thì bệnh tình của bố đã phát triển đến mức trầm trọng. Là người luôn ở bên cạnh bố, mẹ là người hiểu rõ nhất bệnh tình của bố. Bố trầm lặng, thích được ở một mình, không giao lưu với bất kỳ ai, những cơn mất ngủ triền miên khiến thể trạng bố suy nhược nhanh chóng, da dẻ lão hóa, táo bón…bố dần trở nên vô cảm với tất cả mọi thứ. Tất cả những biểu hiện này trái ngược hoàn toàn với bố trước đây.

Hồi đó, tôi và anh trai đang sống trên Hà Nội. Khi biết mình không thể chống cự được nữa, bố muốn lên Hà Nội sống với chúng tôi một thời gian. Sau này bố bảo, thời gian đó bố cảm thấy mình như sắp điên đến nơi, ông rất nhớ chúng tôi, ông bảo, ở bên chúng tôi ông mới thực sự cảm thấy thoải mái và an toàn.

Khi bố mẹ lên Hà Nội chúng tôi phát hiện ra rằng bệnh tình của bố đã rất nghiêm trọng vì thời gian trì hoãn quá lâu. Chúng tôi không biết trầm cảm cũng là một loại bệnh, nếu bản thân tự điều tiết tốt thì không coi là “bệnh”. Bác sĩ bảo, thần kinh của bố bị tổn thương, rất khó hồi phục lại như ban đầu. Ý chí của bố cũng không còn mạnh mẽ như trước nữa, ông rất yếu đuối và nhạy cảm. Mẹ buồn lắm, bà khóc rất nhiều. Nhìn thân hình gầy gò, khô đét của mẹ chúng tôi không sao kìm nổi nước mắt.

Tất cả chúng tôi đều thấy buồn khi biết rằng bố sẽ không thể hồi phục được như trước, bố sẽ không còn biết đến cảm giác của hạnh phúc nữa rồi. Ngày mẹ đưa bố lên Hà Nội, tôi đang là nghiên cứu sinh. Tôi đã thuê một căn phòng có hai buồng, mặc dù trông nó hơi tuyềnh toàng nhưng như vậy tôi sẽ được ở bên bố mẹ, hàng ngày có thể ăn những món ăn mẹ nấu, có thể trò chuyện về gia đình cùng bố.

Thời tiết mới đầu thu không lạnh lắm, nhiệt độ trong phòng vẫn khá ấm áp. Đợi đến mùa đông, khi những chiếc lá bị cơn gió mùa đông bắc thổi bay, cái lạnh mới kéo vào phòng. Mùa đông đến khiến căn bệnh viêm ruột thừa của mẹ lại tái phát, cứ ăn xong là lại nôn thốc nôn tháo, mấy lần phải đi bệnh viện, thời gian đó, bệnh tim của mẹ cũng dở chứng mấy lần. Đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với chúng tôi.

Một tia sáng hé mở

Thời gian đó tôi thường xuyên lên mạng, xem tivi hoặc đọc các bài viết về căn bệnh trầm cảm. Thời gian rảnh, tôi đến các trung tâm tâm lý chuyên điều trị căn bệnh này để tìm hiểu. Thao tác chủ yếu của họ là dùng ngôn ngữ để “trao đổi thông tin”. Đầu tiên là họ tìm hiểu về bệnh tình của bố và quá trình phát triển, sau đó đưa ra một số câu hỏi để tiến hành tư vấn tâm lý, cảm xúc cho bệnh nhân. Thuốc thường đóng vai trò hỗ trợ, “tiềm năng” ý chí của bệnh nhân hay còn gọi là “đi tìm” ý chí bản thân hoặc sự hồi phục yếu tố điều khiện giá trị mới là yếu tố quan trọng của quá trình điều trị.

Empty

Tôi phải kiên cường sống vì bố mẹ và vì ước mơ chưa hoàn thành

Trong vòng hơn 1 tháng, với sự trợ giúp của thuốc và sự quan tâm của mọi người, bệnh tình của bố có những tiến triển rõ rệt, sắc mặt trở nên tươi tắn, hồng hào hơn. Thấy việc học của tôi khá bận, trời lại lạnh, bệnh tình cũng có chuyển biến nên bố quyết định về quê. Trên đường tiễn bố mẹ ra bến xe, tôi giúi vào tay mẹ hơn 2 triệu tiền lương vừa lĩnh. Mẹ nhất định không nhận vì biết tôi sống cũng không dư giả gì. Tôi một mực bắt mẹ phải cầm. Đứa con bất hiếu này giờ chỉ làm được có vậy. Mẹ khóc khiến tim tôi nhói đau.

Tiễn bố mẹ lên xe, dõi theo thân hình đang ngày một già nua của hai người, nước mắt tôi lại trực tuôn rơi. Trên đường về, tôi nghĩ mình phải kiên cường tiếp tục sống, vì bố mẹ và vì ước mơ chưa hoàn thành. Bố, con cũng mong bố sẽ kiên cường, dần tìm lại ý chí đã mất, vì bản thân bố, vì mẹ và vì cả gia đình mình.

-> Những câu chuyện gia đình khiến người nghe giấu mặt lau nước mắt

Video Nghị lực của cô gái xương thủy tinh

Thảo Phạm  
Quốc đảo xinh đẹp, đàn ông bất chấp mọi việc quyết không phản bội lời thề trong đám cưới
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Đạp xe 4.400km để làm lành với vợ sau 2 năm ly thân
Đàn ông cũng cần được khóc
Người xưa chọn vị trí nhà ở như thế nào?
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Vì sao bàn mặt bếp thạch anh không còn được ưa chuộng?
Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Bán nhà, cõng mẹ bị liệt đi du lịch khắp đất nước
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Tâm sự nữ luật sư: Nhiều gia đình sợ con trai yêu và lấy người làm nghề 'thầy cãi'
Nỗi khổ vợ chồng 'đồng sàng dị mộng'
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Tiết kiệm hơn 300 triệu đồng nhờ tổ chức cưới ở quán ăn nhanh
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Xem thêm