Thứ ba, 25/03/2025 06:57     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 13/02/2021 06:00

Tâm sự của du học sinh đón Tết nơi xứ người: Khắc khoải nỗi nhớ nhà

Một năm mới nữa lại đến trên khắp thế giới. Giữa khoảnh khắc chuyển giao đó, trái tim mỗi người như đếm cùng nhịp chảy của thời gian. Đối với du học sinh Việt, dù hoà mình vào không khí đón chào năm mới nhưng không tránh khỏi những giây phút chạnh lòng nhớ về quê nhà.

Người ta nói: “Tết là để trở về” nhưng năm nay, đối với nhiều du học sinh Việt, được trở về với gia đình là điều quá xa xỉ. Họ bị mắc kẹt nơi xứ người vì đại dịch COVID-19 kéo dài trong suốt năm qua.

Đón không khí Tết qua online, cảm nhận không thể trọn vẹn. Họ chỉ có thể lên mạng xã hội và đọc báo để nhìn thấy không khí mua sắm rộn ràng, các món ăn truyền thống được chuẩn bị ra sao,… Nhưng họ chỉ xem thôi, nhìn thôi chứ không được chạm vào, không được thưởng thức, vì vậy Tết càng trở nên cô đơn và nỗi nhớ nhà như thêm da diết.

Thẩm Thanh Hằng, 25 tuổi, du học sinh Đài Loan tâm sự: “Đây là năm đầu tiên mình không đón Tết ở nhà nên cảm xúc khá lẫn lộn. Trước đó, mình đã dự tính về nhà vào kỳ nghỉ đông và đón Tết cùng gia đình nhưng do dịch Covid – 19, mình đành phải thay đổi kế hoạch đón Tết ở đây. Vì mình sống ở Ký túc xá của trường, nên khi Tết đến, các bạn sinh viên trở về nhà, khu Ký túc và đường xá đều trở nên vắng lặng và cô quạnh. Những lúc đó khiến mình thấy cô đơn và nhớ nhà nhất”.

du hoc sinh Giadinhvietnam (2)

Thẩm Thanh Hằng - du học sinh Đài Loan.

Thanh Hằng cho biết, đối với em không đâu hạnh phúc bằng bữa cơm cùng gia đình, Hằng thích những giây phút kể cho ba mẹ nghe về những nơi mình đã đi qua, những điều mình đã làm được. Những lúc nhớ gia đình da diết, Hằng luôn có bố mẹ, bạn bè động viên.

“Bố mẹ động viên mình coi đây là cơ hội để tận hưởng khoảng thời gian đón Tết ở nước bạn, vì nó sẽ là trải nghiệm khác lạ mà có lẽ sau này khi về nước mình khó có thể có lại. Mình cũng được một số người bạn cùng lớp mời về nhà đón Tết nên cũng thấy khá háo hức. Trước sự nhiệt tình và thân thiện của những người bạn Đài Loan cũng như sự đoàn kết, gắn bó của Hội Sinh viên Việt Nam, mình cảm thấy vô cùng ấm áp và nỗi cô đơn cũng vơi đi nhiều phần” – Thanh Hằng tâm sự.

Trịnh Thu Phương, 24 tuổi, du học sinh Pháp cũng có năm thứ 4 Phương đón tết xa gia đình. Tuy thời gian đủ lâu để Phương có thể mạnh mẽ vượt qua “Tết vắng nhà” nhưng năm nay, nỗi nhớ nhà như trở nên gấp bội.

“Tình hình dịch bệnh ở Châu Âu căng thẳng quá, việc học tập bị gián đoạn, công việc thất thường, thời gian giãn cách xã hội liên tục được đưa ra. Giá như mình được trở về nhà, không khí Tết ở Việt Nam hẳn đang nhộn nhịp lắm chứ không ảm đạm như ở đây” – Phương nói.

du hoc sinh Giadinhvietnam (1)

Trịnh Thu Phương - du học sinh Pháp.

Phương nhớ đến quay quắt cái rộn ràng, háo hức khi cùng mẹ chuẩn bị mâm cơm đêm giao thừa, nhớ khoảnh khắc họ hàng sum họp, chúc tụng nhau những lời ấm áp, tràn đầy hi vọng. Ở nơi xứ người, Tết với Phương là cùng nhóm bạn du học sinh Việt Nam tự nấu vài món ăn đơn giản, cùng đón giao thừa. Phương chỉ có thể cảm nhận không khí Tết mỗi lần gọi điện về cho bố mẹ, tâm sự đủ điều, đến lúc tắt máy rồi mà lòng cứ thắt lại những nỗi nhớ niềm thương.

Điều mà Hằng, Phương cũng như hầu hết sinh viên Việt Nam ở nước ngoài nói chung hy vọng, mong mỏi nhất là dịch bệnh sẽ được kiểm soát trong thời gian sớm nhất để có thể trở về nhà dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, họ cũng mong bố mẹ và gia đình ở nhà luôn mạnh khỏe, đó là nguồn động viên tinh thần lớn lao nhất của những người con xa quê.

Ngày Tết dù ở đâu, gia đình vẫn luôn đồng hành trên từng bước đi của mỗi du học sinh. Cái Tết đặc biệt giữa mùa dịch nơi xứ người sẽ khiến những du học sinh biết trân trọng hơn hương vị tết quê nhà. Chính mùi của cố hương, mùi thảo thơm từ kí ức sẽ xua tan mọi lo lắng, sợ hãi và cho họ trở nên kiên cường. Trong khó khăn, họ càng hiểu rằng, không có mùa đông nào là không thể vượt qua, hoa rồi sẽ nở dẫu có muộn màng.

-> Tâm sự của một phụ nữ sau cuộc hôn nhân đổ vỡ

Thùy Linh  
Nguyên tắc an toàn trong QHTD, phải thuộc làu trước khi 'lâm trận'
Giảm ham muốn do 9 thói quen xấu dễ mắc hàng ngày
 8 điều đàn ông thích ở phụ nữ khi 'yêu'
Thời điểm nào phụ nữ thèm 'yêu' nhất?
 Chữa lành tổn thương bằng 'chuyện ấy'
 7 mẹo chữa yếu sinh lý nam tại nhà
'Chuyện ấy' bao nhiêu lần một tuần để tốt cho sức khoẻ?
Dấu hiệu nào cho thấy đàn ông đang 'lên đỉnh'?
9 kỹ năng chăn gối cơ bản của chị em giúp cuộc 'yêu' thăng hoa
8 gợi ý để cặp đôi cởi mở hơn trong chuyện tình dục
10 cách nhận biết chàng đến với bạn chỉ vì “chuyện ấy”
Đàn ông nhịn 'chuyện ấy' được bao lâu?
Đàn ông nhu cầu 'chuyện ấy' cao có phải là bệnh?
Dấu hiệu nhận biết phụ nữ có nhu cầu sinh lý cao
 Phụ nữ thích quan hệ bao lâu trong mỗi lần ân ái?
'Chuyện ấy' đêm Valentine: Nên hay không?
5 cách giúp đời sống tình dục trở nên thú vị hơn
Ngày rằm có nên quan hệ không?
Tết này chim được sổ lồng
Nàng dâu sốc nặng trước yêu cầu sắm Tết của nhà chồng gia giáo
Xem thêm