Thứ sáu, 22/11/2024 00:07     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 07/12/2020 06:00

Tại sao người già ngủ ít?

Người cao tuổi có xu hướng gặp phải nhiều rối loạn giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít hơn, hay tỉnh giấc giữa đêm so với những người trong độ tuổi trẻ.

Sự trao đổi chất chậm

Càng lớn tuổi, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn, thời gian ngủ cũng giảm so với người trẻ tuổi.

Đối với người cao tuổi, thời gian ngủ tốt nhất là từ 10h tối đến 6h sáng hôm sau. Thực tế người cao tuổi cần ngủ khoảng 6 đến 7 tiếng mỗi ngày. Ngủ quá lâu hoặc quá ngắn sẽ gây hại cho sức khỏe và tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer.

giac ngu cua nguoi gia Giadinhvietnam

Ảnh minh họa.

Sự thoái hóa của hệ thống não

Khi có tuổi, các tế bào não của não bộ cũng sẽ thoái hóa. Các nhà khoa học đã phát hiện ra chất hoóc-môn Melatonin được tiết ra từ tuyến tùng trong não chính là cơ sở của giấc ngủ. Melatonin được kích thích khi có bóng đêm và bị ức chế khi có ánh sáng.

Bình thường, lượng melatonin bắt đầu được sản sinh quanh thời điểm mặt trời lặn, tăng mạnh từ 2 - 4 giờ sáng (khi ngủ say nhất) rồi giảm dần khi ánh sáng ban ngày xuất hiện.

Melatonin chính là nhạc trưởng thiết lập nhịp điệu của cơ thể, thiết lập đồng hồ sinh học trong não và điều hòa giấc ngủ tự nhiên của con người. Nhờ có Melatonin mà con người có giấc ngủ sảng khoái, êm đềm không bị mệt mỏi khi thức giấc.

Khi con người càng về già những tế bào phụ trách giấc ngủ chuyên biệt ngày một mất đi khiến cho chúng ta không thể ngủ sâu được nữa.

giac ngu cua nguoi gia Giadinhvietnam

Ảnh minh họa.

Tác động của bệnh

Theo tuổi tác, các cơ quan của người già sẽ thoái hóa từ từ, sức đề kháng cũng giảm sút, dễ mắc các bệnh như gout, thoái hóa đốt sống cổ, tim mạch và mạch máu não. Sự khó chịu về thể chất do chứng đau nửa đầu gây ra có thể gây rối loạn giấc ngủ ở tuổi già.

Các yếu tố khác

Thời gian ngủ trưa dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Vì thế không nên ngủ trưa quá 1 tiếng.

Lo lắng, suy nghĩ xa xôi quá nhiều sẽ khiến người già khó ngủ.

Môi trường sống xung quanh quá ồn ào.

4 thói quen cải thiện giấc ngủ người cao tuổi

Đối với người cao tuổi nên duy trì thói quen ngủ và dậy đúng giờ mỗi ngày để hình thành thói quen ngủ tốt.

Tạo môi trường ngủ tốt cho bản thân, có thể thay một bộ chăn ga gối đệm êm ái, che đèn sáng trước khi đi ngủ. Đặt điện thoại xuống, đọc sách, nghe nhạc hoặc tắm nước nóng.

Không nên ăn no trước khi đi ngủ, không để quá đói, ngoài ra không nên uống một số đồ uống có vị nồng như cà phê.

Để cải thiện giấc ngủ, bạn có thể tập thể dục vừa phải vài giờ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đi bộ nửa giờ hoặc tập yoga. Không tập thể dục trước khi ngủ 2 tiếng.

-> Kiệt sức khi ngủ dậy vì mang tức giận vào giấc ngủ

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm