Thứ sáu, 17/05/2024 15:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 15/09/2020 19:00

Kiệt sức khi ngủ dậy vì mang tức giận vào giấc ngủ

Tức giận lúc tỉnh táo, chúng ta có cơ hội xử lý những cảm xúc tiêu cực và buông bỏ nhưng khi mang tức giận vào giấc ngủ, cảm giác khó chịu sẽ lớn dần lên gây tổn thương chính mình.

Tức giận làm hỏng giấc ngủ

Căng thẳng và cảm giác nặng nề được cho là nguyên nhân kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy khiến bạn tỉnh táo về thể chất. Trong những trường hợp này, việc đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ trở nên khó hơn nhiều.

chat luong giac ngu Giadinhvietnam (6)

Ảnh minh họa.

Hơn nữa, giấc ngủ bị gián đoạn có thể gây ra nhiều cơn giận dữ hơn. Bạn có thể sẽ thức dậy với tình trạng kiệt sức thay vì sảng khoái. Trong trường hợp này, tức giận dẫn đến ngủ không ngon - không ngon giấc dẫn đến tức giận nhiều hơn tạo thành một chu kỳ không ai mong muốn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Các nhà khoa học đã xác định rằng chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người. Thông thường, giấc ngủ đóng vai trò như “liệu pháp điều trị qua đêm”, giúp chúng ta ổn định để có thể đối phó với cảm xúc của mình tốt hơn vào ngày hôm sau. Nhưng sự tức giận và căng thẳng dữ dội có thể gây nguy hiểm cho quá trình này.

chat luong giac ngu Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Cảm xúc tiêu cực giải phóng các hormone căng thẳng, khiến bạn trở nên cáu kỉnh hơn và rất nhiều triệu chứng đáng lo ngại có thể đi kèm theo đó.

Về lâu dài, nó có thể dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon giấc và gặp ác mộng hoặc trong trường hợp xấu nhất là các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm.

Thật khó để quên đi những cảm giác tồi tệ sau khi ngủ

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng chúng ta ít có khả năng ngăn chặn trải nghiệm tiêu cực sau khi ngủ hơn so với trước đó. Giấc ngủ phóng đại mọi cảm xúc, suy nghĩ và vấn đề. Khi chúng ta ngủ, não của chúng ta xử lý thông tin mới và lưu trữ nó vào bộ nhớ ngắn hạn và dài hạn.

Sự tức giận đi vào bộ nhớ dài hạn của chúng ta và có thể gây ảnh hưởng lâu dài.

chat luong giac ngu Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Trải nghiệm tồi tệ sẽ giảm đi đáng kể nếu chúng ta thức sau nó, trong khi giấc ngủ “bảo vệ” phản ứng cảm xúc tiêu cực. Khi cảm xúc tồi tệ đã được củng cố trong trí nhớ của bạn, bạn sẽ khó có thể kìm nén chúng trong tương lai.

Tức giận trước khi ngủ ảnh hưởng đến sự thân mật

Nhiều người cho rằng tối muộn là thời gian dành cho sự thân mật. Đi ngủ với sự tức giận chắc chắn làm hỏng tâm trạng và tạo ra một mô hình độc hại.

chat luong giac ngu Giadinhvietnam (3)

Ảnh minh họa.

Cuối cùng, bạn bắt đầu liên kết giờ đi ngủ với sự tức giận thay vì sự thoải mái và kết nối với bạn đời.

Nếu điều này lặp đi lặp lại một cách thường xuyên, nó có thể phá hủy mối quan hệ của bạn.

Tức giận gửi một thông điệp tiêu cực đến đối tác của bạn

chat luong giac ngu Giadinhvietnam (4)

Ảnh minh họa.

Nếu giữa một cuộc tranh cãi mà bạn quyết định cuộn lại và kéo chăn thật chặt, bạn đang gửi một thông điệp rằng bạn coi trọng “chiến thắng” trong cuộc xung đột hơn là duy trì mối quan hệ lành mạnh với người mà bạn đang tranh cãi. Cách bạn giải quyết những bất đồng có thể củng cố hoặc phá vỡ mối quan hệ của bạn.

-> Tại sao không nên dọn giường ngay khi ngủ dậy?

T. Linh (Theo Brightside)  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
Xem thêm