Thứ tư, 13/11/2024 21:55     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 25/09/2024 05:00

Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người

Sau quãng thời gian mưa dài ngày vừa qua, nấm mốc xuất hiện ở nhiều nơi trong nhà gây phiền toái, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Nấm mốc thường phát triển trong điều kiện ấm áp, ẩm ướt - những nơi có hơi ẩm bị mắc kẹt trong không khí. Nấm mốc lây lan và sinh sản bằng cách tạo ra các bào tử, một thành phần phổ biến của bụi trong nhà ở và nơi làm việc.

Nấm mốc rất độc hại, thậm chí có loại độc gấp 68 lần thạch tín, đó là Aflatoxin - thường có trong các thực phẩm mốc. Là độc tố được sinh ra bởi các loại nấm mốc, aflatoxin có thể xuất hiện ngay trong nhà và nhiều người thông qua các thói quen sinh hoạt phản khoa học mà vô tình đưa loại độc tố cực mạnh này vào cơ thể mà không hề hay biết.

Ảnh minh họa

Các loại nấm mốc khi xâm nhập vào cơ thể, nhẹ thì sẽ gây dị ứng, dẫn đến các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, ngứa mắt và cổ họng, chảy nước mắt... Những người có tiền sử hen suyễn cũng có thể bị lên cơn hen nặng do tiếp xúc với một số loại nấm mốc.

Nặng hơn, nấm mốc sẽ xâm nhập vào phổi gây nên các bệnh lý nặng về phổi như viêm xoang do nấm dị ứng, nhiễm aspergillosis phổi... Nấm Aflatoxin cũng là nguyên nhân khởi phát ung thư, đặc biệt là ung thư gan.

Nấm mốc "ẩn nấp" ở đâu trong phòng tắm?

Theo thống kê, một người đi vệ sinh 6-8 lần một ngày, khoảng 2.500 lần một năm và dành khoảng 2-3 năm dùng nhà vệ sinh trong cuộc đời. Đó cũng là lý do nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi tập trung nhiều nấm mốc, vi khuẩn. Đặc biệt, nấm mốc thường trú ngụ trong một số vật dụng ít được chú ý làm vệ sinh.

Vòi nước, vòi hoa sen

Vòi nước và vòi hoa sen có nước chảy ra liên tục nên cặn bẩn dễ dàng tích tụ trong đó, biến đây trở thành nơi ẩn náu ưa thích của vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, với những vòi nước và vòi hoa sen sử dụng lâu ngày sẽ bị rỉ sét, càng có thể sản sinh nhiều nấm mốc hơn.

Trong đó, vi khuẩn Legionella thường được tìm thấy trong nước nhiễm bẩn. Loại vi khuẩn này lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ, gây 221 ca nhiễm trùng và 34 ca tử vong. Sau khi lây nhiễm vào cơ thể con người sẽ chủ yếu xâm nhập vào phổi, không chỉ gây viêm phổi nặng mà các cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị đúng cách, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 45%.

Ảnh minh họa

Khăn tắm

Treo khăn tắm hoặc khăn mặt trong nhà vệ sinh hay phòng tắm ẩm ướt, khăn sẽ khó khô nhanh, dễ sinh mùi hôi. Nếu sử dụng thường xuyên có thể gây các vấn đề về da như mẩn ngứa, dị ứng.

Do đó, chỉ nên phơi khô khăn ở nơi thoáng mát, có ánh nắng trực tiếp để ánh nắng làm khô và khử trùng khăn. Ngoài ra, người dùng cũng có thể dùng giá điện treo khăn để làm khô nhanh hoặc dùng máy sấy quần áo, tránh vi khuẩn và nấm mốc bám vào.

Dép đi trong nhà

Nhiều gia đình có thói quen để dép trong nhà tắm. Song, sau khi sử dụng, nhà tắm thường rất ẩm ướt nên rất dễ làm dép bị mốc, lâu ngày càng tích tụ cặn và sinh mùi hôi. Vì vậy, các gia đình nên chú ý cọ sạch dép thường xuyên, đặt chúng lên kệ, giá để thoát nước, hạn chế nấm mốc.

Cây lau nhà

Để tránh mất thẩm mỹ và tốn diện tích, nhiều người cất cây lau nhà trong phòng tắm sau khi sử dụng. Tuy nhiên, cây lau nhà có khả năng thấm hút cao nên nếu đặt trong môi trường kín và ẩm ướt thì rất dễ trở thành nơi sinh sản của nấm mốc, vi khuẩn. Khi lau nhà sẽ vô tình mang nấm mốc đến các vị trí trong nhà.

Bàn chải đánh răng

Đối với nhiều người, việc để bàn chải đánh răng trong phòng tắm sẽ hữu ích và thuận tiện vì đây là nơi họ đánh răng. Tuy nhiên, theo nha sĩ, Tiến sĩ Payal Bhalla - Giám đốc lâm sàng của Quest Dental, việc để bàn chải đánh răng trong phòng tắm có thể khiến bàn chải tiếp xúc với hàng loạt chất bẩn.

Điều này có thể xảy ra khi xả bồn cầu mà không đóng nắp, vì việc xả nước có thể giải phóng những giọt nước nhỏ vào không khí có thể chứa vi khuẩn trong phân và các vi sinh vật khác.

Ảnh minh họa

3 vị trí trong nhà nhiều nấm mốc

Ngoài nhà vệ sinh, nấm mốc cũng có nhiều khả năng phát triển tại một số vị trí mà gia đình ít chú ý đến.

Cửa tủ lạnh

Phần gioăng cao su ở cửa tủ lạnh là nơi lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi. Vì đây là vị trí tiếp xúc với không khí nóng và lạnh liên tục khi mở cửa tủ. Nếu không được xử lý, nấm mốc có thể lây lan khắp tủ lạnh và làm ô nhiễm thực phẩm bên trong.

Vì vậy, việc lau sạch, vệ sinh cửa tủ lạnh, nhất là phần gioăng cao su thường xuyên là điểu cầu thiết. Tuy nhiên, lưu ý,không nên dùng thuốc tẩy để lau gioăng cao su vì nó có thể làm cao su bị lão hóa, giảm khả năng giữ kín, ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm và gây mùi khó chịu.

Máy giặt

Theo một cuộc khảo sát từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Thượng Hải, 81,3% máy giặt gia đình có lượng vi khuẩn vượt mức cho phép, 100% mẫu thử phát hiện vi khuẩn E.coli, và hơn 60,2% có sự xuất hiện của nấm mốc. Vì vậy, sau khi giặt xong, người dùng nên lau khô nước đọng, mở nắp máy để thoáng khí và thường xuyên lấy túi lọc ra phơi khô, tránh để ẩm ướt trong lồng giặt.

Ảnh minh họa

Ban công

Mặc dù ban công thoáng khí nhưng lại dễ sinh ra nấm mốc, đặc biệt là khi trồng cây hoặc để nhiều đồ đạc. Đất trồng cây, nhất là đất mùn, chứa nhiều nấm mốc. Nếu để lộn xộn nhiều đồ vật ngoài ban công thì đây cũng sẽ trở thành nơi ẩn náu lý tưởng cho nấm mốc.

Để ngăn chặn tình trạng này, các gia đình nên thường xuyên dọn dẹp ban công, dọn sạch lá rụng, tránh để nhiều đồ bừa bãi. Nếu có người trong nhà bị dị ứng với nấm mốc, tốt nhất không nên trồng cây trong nhà hay ban công kín.

Phương Anh (Theo Aboluowang)  
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh khỏi, giảm biến chứng
Gián đất chui vào tai do thói quen trải đệm ngủ sàn nhà
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Xem thêm