Thứ năm, 19/09/2024 00:09     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 17/08/2024 15:31

Sán 'làm tổ' trong não sau nhiều năm đam mê món khó bỏ

Sau cơn co giật, méo miệng, nam thanh niên đi khám và phát hiện sán làm tổ trong não.

Cách đây 5 tháng, anh C.V.T., 27 tuổi, ở Sơn La, bất ngờ gặp cơn co giật mạnh, méo miệng trong lúc đang ngủ. Sau đó, anh T đến bệnh viện địa phương kiểm tra sức khỏe. Tại đây, bác sĩ nghi ngờ anh có dấu hiệu u não, khuyên nên đến bệnh viện tuyến trên để được chẩn đoán kỹ hơn.

Nghe lời khuyên của bác sĩ, người đàn ông tới một bệnh viện lớn ở Quảng Ninh làm các xét nghiệm. Kết quả cho thấy anh mắc sán não. Anh được điều trị hai tuần sau đó xuất viện về nhà, tuy nhiên ba tháng sau, anh T. lại bị cơn co giật khác, với triệu chứng nặng hơn.

Lo lắng cho sức khỏe của con, bố mẹ anh T. đưa người đàn ông xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ điều trị. Các bác sĩ phát hiện não anh bị tổn thương nặng do ấu trùng sán lợn gây ra.

Người đàn ông cho biết, anh có sở thích ăn những món chưa nấu chín như tiết canh, nem chạo và rau sống. Những món ăn này phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân quê anh.

"Tôi không ngờ thói quen ăn uống này lại có thể dẫn đến căn bệnh nguy hiểm như vậy. Giờ tôi sợ rồi không dám ăn tiết canh, gỏi, rau sống nữa. Về nhà tôi chỉ ăn chín uống sôi thôi”, anh T. nói.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.

Theo bác sĩ Phùng Xuân Hách - Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trường hợp của anh T. không phải hiếm. Gần đây, bệnh viện ghi nhận sự gia tăng số ca mắc sán não, bao gồm cả người trẻ và người lớn tuổi. Bệnh này do ấu trùng sán lợn gây ra, lây nhiễm qua việc ăn các món chưa nấu chín như tiết canh, thịt lợn sống hoặc nem chạo.

Nguyên nhân chính khiến số ca bệnh tăng là do quan niệm sai lầm về việc ăn thịt lợn sạch.

"Nhiều người nghĩ lợn nuôi ở nhà là an toàn, nhưng thực tế vẫn có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng trong quá trình nuôi. Bất kỳ ai ăn các món như tiết canh, nem chạo, hoặc thịt sống đều có nguy cơ mắc sán não cao," bác sĩ Hách giải thích.

Triệu chứng của sán não rất phong phú, tùy vào mức độ tổn thương não. Người bệnh có thể bị co giật, đau đầu, buồn nôn, hoặc yếu liệt cơ thể. Một số trường hợp chỉ có biểu hiện chóng mặt và vô tình phát hiện bệnh khi đi khám. Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với động kinh hoặc đột quỵ, gây khó khăn trong việc chẩn đoán.

Bác sĩ Hách cho biết, mặc dù sán não có thể gây tổn thương nặng nề cho não nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Bệnh viện Đặng Văn Ngữ đã áp dụng những phương pháp điều trị hiện đại, giúp tỷ lệ khỏi bệnh cao.

Thông thường, mỗi bệnh nhân cần điều trị qua ba đợt thuốc, sau mỗi đợt bác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể cần thời gian điều trị lâu hơn nếu đáp ứng thuốc kém.

Bác sĩ Hách chỉ vào hình ảnh các tổn thương ở não của bệnh nhân mắc sán não.

Để phòng ngừa, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tránh ăn các món chưa nấu chín như tiết canh và thịt sống. "Người dân cần ăn chín uống sôi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến," bác sĩ Hách nhấn mạnh.

Ông cũng khuyên mọi người nên cẩn trọng khi chọn thực phẩm, đặc biệt trong các dịp lễ hoặc tiệc tụ họp khi thói quen ăn các món sống vẫn phổ biến.

Bệnh sán não có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng như co giật, đau đầu kéo dài, buồn nôn hoặc giật cơ, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị sớm.

Thúy Ngà  
Mệt mỏi sau cuộc 'yêu': Bình thường hay bất thường?
Kiểm soát suy thận độ 1 do sỏi thận, suy thận cấp
Thực phẩm mua từ siêu thị có cần rửa trước khi chế biến không?
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
'Căng da bụng, chùng da mắt' có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Hiểu về viêm thanh quản mạn và cách cải thiện hiệu quả
Viêm gân cơ trên vai, bệnh lý ngày càng phổ biến của người Việt
Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?
Asen là gì, tại sao nước có asen?
Bộ Y tế: Thông tin xử phạt người độc thân là 'sai sự thật, cố tình xuyên tạc'
Người phụ nữ nhiễm 5 loại giun sán vì món ăn nhiều người ưa thích
Uống dầu cá giảm cân được không?
3 thay đổi ở mũi cảnh báo bệnh hiểm nghèo
Đổ mồ hôi có đốt cháy calo, giảm béo không?
5 dấu hiệu trên bàn tay cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng
Người già có nên giảm cân không, duy trì cân nặng thế nào?
33 tuổi bị đột quỵ do dùng thuốc theo “kinh nghiệm” của người chuyển giới
Xem thêm