Thứ hai, 10/02/2025 17:49     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 31/01/2024 05:00

Ăn tiết canh lợn nhà nuôi có an toàn không?

Nhiều người cho rằng ăn tiết canh lợn nhà nuôi sẽ an toàn, không thể bị nhiễm sán. Suy nghĩ này liệu có đúng?

Cuối năm, tiệc tùng và liên hoan kéo dài, nhiều cuộc gặp gỡ bạn bè ăn uống, chúc tụng đã khiến nhiều người phải nhập viện do thích những món “khoái khẩu” như đồ tái, sống.

Tuy nhiên, vẫn không ít người có suy nghĩ rằng việc ăn tiết canh từ lợn nhà nuôi sẽ an toàn, không lo bị nhiễm sán.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, tiết canh lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng ẩn chứa nguy cơ mắc những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.

Tiết canh lợn bản chất là máu sống, được trộn cùng các nguyên liệu khác như thịt, sụn, rau để ngon miệng, song đây chính là mầm mống gây ra các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Chưa kể, quá trình chế biến mất vệ sinh tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

tiet canh

Món ăn tiết canh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe (Ảnh minh họa)

Vi khuẩn từ tiết canh khi vào cơ thể có nguy cơ nhiễm giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, liên cầu khuẩn. Căn bệnh đầu tiên dễ mắc nhất là nhiễm sán dây lợn. Trứng sán vào trong cơ thể phát triển thành ấu trùng.

Ấu trùng sán lợn khả năng xuyên qua niêm mạc đường tiêu hóa, cư trú ở tất cả các hệ thống từ cơ vân đến cơ tim, cơ hoành, nổi những hạt li ti trên da như con lợn gạo. Sán chui lên não làm tổ, khiến người bệnh có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, có thể có các cơn co giật kiểu động kinh.

Căn bệnh hay gặp thứ hai nguy hiểm là liên cầu khuẩn lợn. Bệnh lây truyền trực tiếp sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn thịt lợn, các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, nem chạo... hoặc tiếp xúc từ tổn thương trên da.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, không chỉ lợn bệnh mà ngay cả con vật khỏe mạnh cũng có thể chứa khuẩn liên cầu. Trong quá trình con người giết mổ, vi khuẩn từ vùng họng con vật có thể vấy bẩn lên tiết canh. Các vi khuẩn sinh sôi nảy nở và xâm nhập vào các bộ phận khác như thịt, phổi.

Những triệu chứng ban đầu có thể nhẹ, không đặc trưng như đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn và đi ngoài phân lỏng dễ khiến nhiều người chủ quan là các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường nên đến viện chậm trễ.

Các trường hợp nặng hơn với biểu hiện đau đầu, sốt cao, nôn, suy giảm ý thức, tri giác lơ mơ, xuất hiện ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ vì khuẩn liên cầu lợn. Một số trường hợp nguy kịch có diễn biến nhanh và nặng với biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, rối loạn đông máu.

Những chất độc tồn tại trong máu lợn trong quá trình nuôi, có thể gây các bệnh khác. Do đó, mọi người cần cảnh giác, tốt nhất không nên ăn tiết canh.

"Nhiều gia đình nuôi lợn sạch cứ nghĩ lợn không bị bệnh nhưng chúng ta không thể biết con lợn đó có thực sự khỏe mạnh hay không. Lợn có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn hay những bệnh khác mà con người không thể nhận biết bằng mắt thường.

Mọi người nên duy trì thói quen ăn chín, uống sôi trong mọi thời điểm. Vi khuẩn gây bệnh chỉ hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo.

-->> Tử vong sau khi ăn tiết canh lợn liên hoan cuối năm

Thúy Ngà  
Cảnh báo bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch do bệnh lý nền
Vì sao nhiều người trẻ tuổi đột quỵ trong dịp Tết?
Đảm bảo an toàn tiêm chủng, FPT Long Châu mạnh tay đầu tư vào công nghệ thông minh
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Nơi sức khỏe và niềm tin hội tụ
Bảo quản thịt xông khói trong tủ lạnh được không?
Bị suy gan cấp do uống thuốc nam tăng 'bản lĩnh phòng the'
Xuất huyết não nghiêm trọng sau nhiều năm hút thuốc
Thủng dạ dày, cắt bỏ đại tràng do ăn bút bi, tăm nhựa
Tai biến có hồi phục được hay không?
Thoát chết thần kỳ sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch
Cứu sống cụ ông 76 tuổi bị vỡ phình động mạch chủ bụng
2 vợ chồng cùng nhập viện sau khi bị chuột cắn
Nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não sau lần lội mương bắt ốc
Nhập viện nguy kịch sau khi uống nhầm bột mã tiền chữa viêm dạ dày
5 vị trí cơ thể dễ bị khí lạnh 'tấn công'
Cầu thủ từng gặp chấn thương nặng vẫn trở lại thi đấu đỉnh cao
Bé gái 13 tháng tuổi nổi mẩn đỏ, nôn trớ sau khi uống sữa, đi khám phát hiện nguyên nhân bất ngờ
5 bước cơ bản không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị gãy xương
Vì sao Nguyễn Xuân Son không mổ ở Thái Lan?
Bác sỹ nhận định thế nào về chấn thương của Nguyễn Xuân Son?
Xem thêm