Thứ năm, 21/11/2024 13:50     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 17/03/2024 10:00

Không ăn tiết canh vẫn nhiễm liên cầu lợn do sai lầm dễ gặp

Chỉ tham gia giết mổ lợn và không ăn tiết canh nhưng một người đàn ông ở Sơn La vẫn bị nhiễm liên cầu lợn nguy kịch. Bác sĩ chỉ ra sai lầm của bệnh nhân nhiều người hay làm.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, khoảng thời gian sau Tết Nguyên đán, Khoa thường xuyên tiếp nhận những trường hợp nhiễm liên cầu lợn vào điều trị. Đặc biệt, có những trường hợp bệnh nhân chia sẻ không ăn tiết canh hay thịt lợn tái sống trước đó nhưng vẫn bị mắc.

Cụ thể như trường hợp bệnh nhân nam 67 tuổi (tại Mộc Châu, Sơn La) tham gia giết mổ lợn tại quê nhà. Một ngày sau khi giết mổ lợn, bệnh nhân sốt cao, đau đầu vùng sau gáy, buồn nôn, nôn nhiều.

Kết quả khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu cho thấy, bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn, chỉ số viêm cao, tiên lượng của bệnh nhân rất nặng.

Bệnh nhân được các bác sĩ xử lý theo đúng phác đồ điều trị và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị tiếp. Sau khi điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã về bình thường. Sau đó, bệnh nhân có gặp herpes môi nguyên nhân là do suy giảm miễn dịch.

Theo bác sĩ Thiệu, bệnh nhân này không ăn tiết canh, không có vết thương tại tay, chân trước khi mổ lợn. Tuy nhiên, khi chế biến thịt, bệnh nhân dùng một thớt để thái thịt sống, sau đó rửa sạch thớt, tráng nước nóng rồi lại dùng chính thớt đó thái thịt chín.

"Trong quá trình chế biến thức ăn, nếu dùng chung thớt để thái đồ ăn sống lẫn đồ ăn chín thì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh. Nhiều người dùng thớt thái thịt sống rồi chần nước nóng thái thịt chín, như vậy sẽ không đảm bảo vệ sinh", bác sĩ Thiệu cho hay.

bac-si-le-van-thieu-khoa-nhiem-khuan-tong-hop-benh-vien-benh-nhiet-doi-trung-uong-1710562320900581075386

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang thăm khám cho một bệnh nhân. Ảnh: BSCC

Cũng theo bác sĩ Thiệu, tham gia giết mổ lợn cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới nhiễm liên cầu lợn. Trước Tết, bác sĩ gặp một trường hợp khi thái bèo bị dao cứa vào tay và chảy máu. Nhưng sau đó bệnh nhân vẫn tham gia giết mổ lợn rồi bị nhiễm liên cầu lợn, phải nhập viện cấp cứu.

Theo Cục y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây nên. Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy, nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh gồm: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết...

Để phòng ngừa bệnh, mọi người cần lưu ý nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn, dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Thúy Ngà  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm