Thứ hai, 31/03/2025 16:19     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 22/05/2018 09:00

Phù phổi cấp trong chuyển dạ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Phù phổi cấp trong chuyển dạ là bệnh lý cần phải được xử trí cấp cứu trong sản khoa vì rất dễ có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến phù phổi cấp trong chuyển dạ

Thực tế trên lâm sàng có một số sản phụ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, có biểu hiện tiền sản giật hay sản giật hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng trong lúc mang thai thì rất dễ bị phù phổi cấp trong khi chuyển dạ; phù phổi cấp cũng có thể xảy ra do truyền dịch quá nhiều với tốc độ nhanh. Đây là bệnh lý cần phải được xử trí cấp cứu trong sản khoa vì rất dễ có nguy cơ dẫn đến tử vong.

phu-phoi

Phù phổi cấp trong chuyển dạ là bệnh lý cần phải được xử trí cấp cứu trong sản khoa vì rất dễ có nguy cơ dẫn đến tử vong. (Ảnh minh họa)

-> Thai phụ mang thai 8 tuần bị vỡ tử cung

Dấu hiệu nhận biết phù phổi cấp trong chuyển dạ

Sản phụ có biểu hiện khó thở đột ngột, nhịp thở nhanh, ho nhiều, môi và các đầu chi tím tái, tinh thần hốt hoảng, tức ngực, vã nhiều mồ hôi, chân tay lạnh.

Nghe phổi phát hiện có ran ẩm nhỏ hạt ở đáy phổi dâng lên nhanh, gõ thấy đục ở đáy phổi.

Từ triệu chứng ho khan lúc đầu chuyển sang ho khạc ra đờm với bọt màu hồng ngày càng nhiều.

Nghe tim ghi nhận nhịp tim nhanh trên 100 lần mỗi phút kèm theo các tiếng tim bệnh lý, đôi khi có tiếng ngựa phi.

Đo huyết áp thấy tăng cao hoặc bị kẹt.

Đo áp lực tĩnh mạch trung ương thấy cũng cao, có dấu hiệu tĩnh mạch cổ nổi.

Chụp phim X-quang có dấu hiệu phổi mờ.

Lưu ý cần chẩn đoán phân biệt cơn hen phế với biểu hiện khi nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy, gõ vang, lồng ngực căng và cơn hen tim với hiểu hiện có khó thở ở thì thở ra, ran rít.

Cách xử trí khi bị phù phổi cấp trong chuyển da

Trong quá trình mang thai, hoặc chuyển dạ khi có biểu hiện khó thở nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Kiểm tra và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như mạch, huyết áp, nhịp thở, nghe tim phổi.

Bảo đảm sự thông thoáng đường hô hấp bằng cách cho sản phụ nằm đầu cao, hút đờm dãi làm thông đường hô hấp, cho thở oxy.

Lập đường truyền tĩnh mạch để sử dụng đưa thuốc vào cơ thể khi cần thiết.

Phải tư vấn, giải thích cho gia đình biết tình trạng nặng của bệnh lý, nguy cơ có thể xảy ra cho cả mẹ lẫn con. Nếu ở tuyến y tế xã, phường, thị trấn; phải tiêm ngay cho sản phụ bằng đường dưới da 10mg thuốc morphin và chuyển ngay lên tuyến trên với nhân viên y tế đi kèm; cần cho sản phụ thở oxy nếu có, đặt tư thế đầu cao khi di chuyển.

Video: Điều gì sẽ xảy ra nếu uống nước chanh ấm vào mỗi sáng sau 8 tuần

Phương Vũ (T/h)  
Cứu sống bệnh nhân người nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch
Khám thai định kỳ quan trọng thế nào?
Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?
2 bệnh lý thường gặp ở trẻ trong đợt 'rét nàng Bân' cha mẹ cần lưu ý
Sốt cao vào chiều tối, đi khám bất ngờ phát hiện nhiễm trùng máu
Người cao tuổi tránh được Alzheimer nhờ duy trì 6 thói quen
'Em bé Thiên niên kỷ' đột tử ở tuổi 25: Bác sĩ nhắn nhủ người trẻ cần làm ngay 3 điều
Người mới tập gym có nên thuê PT riêng không?
Bé gái 4 tuổi mắc sởi tử vong, chưa một lần được tiêm vaccine phòng bệnh
Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản
Tại sao Vinmec là điểm đến y tế hàng đầu cho người nước ngoài?
Cẩn trọng với những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Phát hiện bé 10 tháng tuổi mắc chứng tim bẩm sinh qua dấu hiệu nhiều trẻ gặp phải
Cứu sống thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng
90% phụ nữ tin vào 5 sai lầm trong ngày 'đèn đỏ'
Nhai 1 miếng kẹo cao su có thể nuốt phải hàng nghìn vi nhựa
Hôn mê sâu nguy kịch sau 2 ngày uống nước kiềm theo lời “thầy lang'
Thanh niên 20 tuổi suy thận sau khi thực hiện 2.000 lần squat
Trẻ dậy thì sớm do thói quen trong phòng ngủ của nhiều gia đình
Men gan tăng đột biến sau thời gian nghe 'bác sĩ mạng' bày uống trà thải độc
Xem thêm