Chủ nhật, 11/05/2025 16:40     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Thứ bảy, 21/08/2021 08:00

Phản xạ thần kinh và phản vệ do vaccine khác nhau như thế nào?

Nhiều người có tâm lý lo sợ khi tiêm vaccine Covid-19 có thể đã gây ra những phản ứng không phân biệt được với phản xạ thần kinh của cơ thể. Chuyên gia nói gì về điều này?

Theo PGS. TS. BS Hoàng Thị Lâm - Trưởng khoa Dị ứng Miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E, khi gặp phải một vấn đề quá lo lắng, nhiều người có cảm giác bồn chồn hay một trực giác rõ ràng, mạnh mẽ. Khoa học đã chứng minh rằng những gì xảy ra trong ruột ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động não bộ và sức khỏe tinh thần.

Dịch COVID-19 lây lan mạnh qua đường hô hấp và tiếp xúc, cộng thêm với rất nhiều biến thể của virus, khiến cho việc khống chế dịch bệnh trở nên khó khăn. Vì thế quá lo sợ về dịch bệnh, sợ về kim tiêm dẫn vaccine cũng có thể gây ra những phản ứng khi tiêm chủng.

Chia sẻ về vấn đề phản xạ thần kinh và phản xạ dị ứng vaccine, BS Hoàng Thị Lâm cho rằng thực tế cho thấy, dị ứng vaccine chỉ có một phần nhỏ là không dự đoán được.

anh avt

Nhiều người có tâm lý lo sợ trước khi tiêm vaccine đã gây ra những phản ứng sau tiêm (Ảnh minh họa)

Những phản ứng của dị ứng vaccine như mày đay, phù mạch, viêm da dị ứng… nếu chỉ xảy ra thoáng qua thì có thể đến khám ở chuyên khoa dị ứng, để được điều trị và tư vấn về tiêm vaccine mũi tiếp theo. Tuy nhiên, sốc phản vệ rất hiếm gặp nhưng là một phản ứng dị ứng nặng, nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị thích hợp thì có thể nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

"Cần nghĩ tới sốc phản vệ nếu sau khi tiêm vaccine từ vài phút đến vài giờ có những triệu chứng như mày đay, phù mạch nhanh, khó thở, tức ngực, thở rít, đau bụng hoặc nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức. Mặc dù vậy, có rất nhiều trường hợp có các triệu chứng giống sốc phản vệ nhưng không qua cơ chế miễn dịch, có nghĩa không phải do dị ứng vaccine. Ví dụ các phản ứng thoát bọng tế bào Mast trực tiếp do các mảnh bổ thể, do một số sản phẩm như yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, hormone giới tính, opiate" - BS Lâm phân tích thêm.

BS. Hoàng Thị Lâm cũng cho rằng, những người được chủng ngừa vaccine cũng nên tìm hiểu để biết phân biệt giữa phản xạ thần kinh phế vị và phản vệ do vaccine.

Phản xạ thần kinh phế vị cũng xảy ra nhanh sau khi tiêm (nhiều trường hợp xảy ra trước khi tiêm), các triệu chứng cũng khá cấp tính và có nhiều triệu chứng gần giống phản vệ, thậm chí người bệnh cũng có các triệu chứng tụt huyết áp (thoáng qua) và nhiều khi còn có đột ngột mất ý thức, nên rất khó tránh khỏi lo lắng hoặc chẩn đoán nhầm với sốc phản vệ.

Phản xạ thần kinh phế vị rất hay xảy ra ở người lớn, thanh thiếu niên khi sử dụng vaccine nhưng lại ít xảy ra ở trẻ em, trẻ sơ sinh. Nếu sau khi tiêm vaccine, trẻ đột ngột mất ý thức, nên nghĩ đến sốc phản vệ, đặc biệt trong trường hợp mất mạch lớn ở trung tâm. Mạch lớn trung tâm (mạch cảnh) thường vẫn còn trong trường hợp phản xạ thần kinh phế vị hoặc co giật.

Những bệnh nhân dị ứng nhanh với vaccine cần thận trọng khi quyết định vaccine mũi tiếp theo. Trong trường hợp này, người tiêm vaccine gặp bác sĩ dị ứng, để bác sĩ xác định thành phần dị ứng trong vaccine, từ đó tư vấn và đưa ra khuyến nghị nên sử dụng vaccine nào tiếp theo.

Trong trường hợp không đổi được vaccine, bác sĩ dị ứng cũng sẽ giúp người bệnh hướng có thể tiêm vaccine an toàn. Với những trường hợp phản xạ thần kinh phế vị do vaccine, không phải là chống chỉ định cho lần tiêm vaccine kế tiếp, các bác sĩ cũng sẽ giúp đưa ra các biện pháp an toàn cho người bệnh khi tiêm vaccine lần sau.

Cách phân biệt phản xạ thần kinh phế vị và phản vệ do vaccine

Anh 3

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tuấn Hoàng  
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
Người phụ nữ 48 tuổi mang khối u xơ tử cung nặng 1,2kg
Ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Ngực to bất thường, đi khám phát hiện khối u to gần một gang tay
Đột quỵ nguy kịch do lạm dụng thuốc tránh thai
Xem thêm