Thứ ba, 14/05/2024 14:07
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 21/08/2021 16:11

Phản ứng “cánh tay COVID” sau tiêm vaccine: Xử lý thế nào?

TS. BS Đỗ Đình Tùng, phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn đã giải đáp những thắc mắc của người tiêm về phản ứng “cánh tay COVID”.

Theo TS. BS Đỗ Đình Tùng, PGĐ Bệnh viện Xanh Pôn, đau và sưng tấy tại chỗ tiêm là những phản ứng phổ biến thường gặp đối với vaccine COVID-19 công nghệ mRNA như Moderna và Pfizer-BioNTech, được gọi là phản ứng sau tiêm vaccine COVID tại cánh tay, hay “cánh tay COVID”.

Đây là một phản ứng da quá mẫn cảm tốc độ chậm - xảy ra trên hoặc xung quanh vết tiêm vaccine, xuất hiện sau vài ngày đến 1 tuần hoặc lâu hơn sau khi tiêm mũi thứ nhất hoặc mũi thứ hai. Nghiên cứu trên những người gặp phải tình trạng này cho thấy, các triệu chứng "cánh tay COVID" thường xuất hiện khoảng 7 ngày sau mũi tiêm đầu tiên, 2 ngày sau mũi tiêm thứ hai.

Các phản ứng sau tiêm ở cánh tay bao gồm: Ngứa, có thể ngứa dữ dội; phát ban đỏ hoặc đổi màu vùng da quanh chỗ tiêm với các kích thước khác nhau. Trong một số trường hợp, phát ban có thể lan tới bàn tay hoặc ngón tay; sưng tấy, đau; da vùng tiêm cảm thấy nóng ấm khi chạm vào; xuất hiện các cục u cứng dưới da tại vị trí tiêm...

anh vt

Các triệu chứng "cánh tay COVID" thường xuất hiện khoảng 7 ngày sau mũi tiêm đầu tiên, 2 ngày sau mũi tiêm thứ hai

Giải thích lý do xảy ra hiện tượng "cánh tay COVID", BS Đỗ Đình Tùng cho biết: "Cánh tay COVID được cho là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch. Nó thể hiện rằng các tế bào miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với các tế bào cơ, nơi đã hấp thụ vaccine công nghệ mRNA. Vaccine COVID-19 mRNA giúp cơ thể tạo ra protein S của SARS-CoV-2. Trong một số trường hợp, lại khiến hệ thống miễn dịch xác định đó là một tình trạng nhiễm trùng cần được loại bỏ, dẫn đến phản ứng miễn dịch quá mức, gây nên các dấu hiệu của cánh tay COVID".

Hiện tại, vaccine COVID-19 mRNA vẫn là rất mới, cho nên chúng ta vẫn không biết rõ ràng về cơ chế chính xác gây ra các triệu chứng của cánh tay COVID. Các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về dấu hiệu này.

Các triệu chứng của cánh tay COVID thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Tình trạng này sẽ không tiến triển nặng nề đến mức đe dọa tính mạng hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng nào và cũng không liên quan đến phản vệ sau tiêm.

Trước những thắc mắc của người tiêm có nên tự điều trị phản ứng “cánh tay COVID-19”, BS Đỗ Đình Tùng lý giải: "Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ 2 vấn đề, một là điều trị "cánh tay COVID" sẽ không làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch với vaccine đã tiêm. Hai là tình trạng "cánh tay COVID" sau mũi tiêm thứ nhất không phải là lý do để trì hoãn hay chống chỉ định tiêm mũi thứ hai (đối với các loại vaccine COVID-19 cần 2 mũi tiêm). Tiêm mũi thứ 2 là điều cần thiết để có được hiệu quả miễn dịch tốt nhất".

Mặc dù không nghiêm trọng, nhưng "cánh tay COVID" có thể gây khó chịu và phiền toái cho người gặp phải. Do vậy, một số phương pháp điều trị tại nhà giúp giảm đau, sưng và ngứa: Chườm mát, dùng steroid tại chỗ, dùng các thuốc giảm đau tại chỗ, dùng thuốc kháng histamine dạng uống, sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Hãy đi khám hoặc gọi cho nhân viên tiêm chủng trong trường hợp các dấu hiệu nặng nề hoặc kéo dài quá lâu.

Tuấn Hoàng  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Xem thêm