Thứ tư, 15/05/2024 08:05
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 08/04/2020 20:00

Ô nhiễm không khí có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do COVID-19

Nghiên cứu khoa học cho thấy tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở những nơi có không khí ô nhiễm cao hơn so với những vùng có môi trường không khí sạch hơn.

Đây là kết quả trừ công trình nghiên cứu của Đại học Y tế công T.H. Chan thuộc Đại học Harvard, thực hiện với quuy mô trên toàn nước Mỹ. Nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữa mức tiếp xúc dài hạn với ô nhiễm và tỉ lệ tử vong do COVID-19 gây ra.

Cụ thể là ở những nơi nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí cao sẽ dẫn đến tỉ lệ tử vong cao đối với bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

Các chuyên gia đã nhận định, con người sống trong điều kiện không khí ô nhiễm các hạt siêu nhỏ có thể làm tổn thương chức năng phổi qua thời gian, làm suy yếu khả năng chống lại các bệnh viêm nhiễm ở phổi. Không những vậy, việc tiếp xúc với các hạt ô nhiễm siêu nhỏ đặt con người vào nguy cơ cao mắc ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ, thậm chí tử vong sớm.

o nhiem khong khi co the lam tang ty le tu vong vi covid-19 giadinhvietnam

(Ảnh minh họa)

Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, các quan chức y tế cộng đồng của Mỹ phỏng đoán có mối liên hệ giữa không khí ông nhiễm với các ca tử vong hoặc nghiêm trọng do COVID-19 gây ra. Phân tích của Đại học Harvard là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Mỹ cho thấy sự liên quan khá lớn giữa mức tử vong COVID-19 và các bệnh dịch khác với quá trình phơi nhiễm với các hạt bụi mịn trong thời gian dài.

Cụ thể, kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một người có quãng thời gian sống hơn 10 năm ở một hạt có mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao thì sẽ có nguy cơ tử vong vì COVID-19 cao hơn 15% so với người sống ở hạt có mức PM2.5 thấp hơn.

Để so sánh, các nhà khoa học chỉ ra quận Columbia tại thủ đô Washington D.C có tỷ lệ tử vong cao hơn khu vực hạt Montgomery cách đó không xa. Hay tại thành phố Chicago, hạt Md. Cook có tỷ lệ tử vong cao hơn hạt Lake ở trung tâm. Tương tự, hạt Fulton có tỷ lệ tử vong cao hơn hạt Douglas ở ngoại ô.

Về tổng thể, nghiên cứu có tác động lớn tới lựa chọn của giới chức y tế công cộng trong phân bổ nguồn lực như máy trợ thở và máy hô hấp, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lan rộng. Nó cho thấy, việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian dài có tác động nghiêm trọng đối với các biểu hiện bệnh lý liên quan đến COVID-19, thậm chí còn giữ vai trò vượt trội so với nhiều tác nhân khác như thói quen hút thuốc hay mật độ dân cư.

Các kết quả của nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếp tục thực hiện các quy định về không khí sạch đang tồn tại nhằm bảo vệ sức khỏe con người cả trong và sau khủng hoảng COVID-19.

-> Thêm 2 ca mắc COVID-19, một người tiếp xúc gần bệnh nhân 243

Huyền Trần (T/H)  
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Công thức diện áo thun trẻ trung dành cho phụ nữ U40+
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Những điều cần thực hiện trước khi thoa kem chống nắng
Ra mắt bộ sưu tập “Mẹ yêu” nhân ngày Mother's Day
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Thoa kem chống nắng bao lâu thì có thể tiếp xúc với nước?
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Xem thêm