Thứ bảy, 28/09/2024 07:28     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 07/04/2020 07:30

Trẻ em nhiễm COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ hơn người lớn

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, hầu hết trẻ nhiễm COVID-19 thường không có cách triệu chứng phổ biến như người lớn nên rất khó để phát hiện trẻ nhiễm bệnh.

Ngay từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, các nhà khoa học đã chú ý đến một thực tế rằng số trẻ em và người trẻ có vẻ như ít bị ảnh hưởng trong dịch bệnh. Chính điều này đã khiến nhiều người đặt ra giả thuyết rằng: liệu có phải trẻ em miễn dịch với SARS-CoV-2?

Tuy nhiên, càng về sau này, những nghiên cứu và ý kiến chuyên môn càng thiên nhiều hơn theo hướng trẻ em và người trẻ vẫn bị lây nhiễm virus corona, nhưng họ ít gặp hơn những biến chứng phức tạp và nguy hiểm của bệnh. Hơn nữa, bệnh COVID-19 thường có biểu hiện nhẹ hoặc thậm chí không có ở trẻ em nên rất khó phát hiện trẻ nào đang mang bệnh.

Theo Báo Dân Trí, một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Pediatrics cho thấy rằng, họ cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về việc truyền coronavirus từ người sang người. Bác sĩ Andrea Cruz và bác sĩ Steven Zeichner, cho biết: “Hơn 90% tất cả trẻ em trong nghiên cứu này không có triệu chứng hoặc có các dạng bệnh nhẹ hoặc phổ biến, và khoảng 13% trẻ được xét nghiệm dương tính với virus không có triệu chứng bệnh, tỷ lệ gần như chắc chắn là dưới mức tỷ lệ nhiễm trùng không triệu chứng thực sự, vì nhiều trẻ em không có triệu chứng khó có thể được kiểm tra”.

tre em nhiem covid-19 thuong co trieu chung nhe hon nguoi lon giadinhvietnam

Trẻ em nhiễm COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ hơn, thậm chí không có triệu chứng (Ánh minh họa)

Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin theo tạp chí Caixin (Trung Quốc), nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em có xu hướng ủ bệnh lâu hơn và có thời gian phát tán virus dài hơn so với người trưởng thành.

Theo bà Lu Xiaoxia, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán, hầu hết trẻ em và trẻ sơ sinh khi nhiễm bệnh đều có triệu chứng nhẹ, số ca bệnh nặng chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số ca bệnh đã xác định.

Nhiều nghiên cứu về các dữ liệu lâm sàng ở trẻ bị COVID-19 cho thấy một điểm đáng lưu ý: không giống các bệnh nhân COVID-19 trưởng thành, một số trẻ em và trẻ sơ sinh lại có những triệu chứng không điển hình như nôn mửa, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Khiến cho việc xác định trẻ bị nhiễm COVID-19 càng khó khăn hơn.

Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu từ đại học Phúc Đán, Trung Quốc đã báo cáo về 33 trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ mắc COVID-19 tại Vũ Hán, tâm dịch của Trung Quốc. Nhìn chung, đối với toàn bộ nhóm trẻ này, khó thở là triệu chứng phổ biến nhất, kết quả chụp X-quang không điển hình và không có trẻ nào tử vong.

3 bé trai trong số 33 trẻ này (9%) có nhiễm SARS-CoV-2 khởi phát sớm. Theo các bác sĩ, trẻ có triệu chứng nặng nhất được cho là do sinh non, ngạt và nhiễm trùng nhiều hơn là do nhiễm SARS-CoV-2.

Cơ chế nào phía sau khiến trẻ bị COVID-19 có biểu hiện triệu chứng nhẹ hơn người lớn là điều vẫn chưa thể giải thích. Tuy nhiên giới khoa học phỏng đoán điều này có được là nhờ một tuyến ức đang hoạt động hoàn hảo ở trẻ em.

-> Vì sao người mắc COVID-19 ở Việt Nam chủ yếu là người trẻ?

Huyền Trần (T/H)  
Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Sữa non đạm thực vật giúp trẻ tăng cân khoa học đầu tiên tại Việt Nam
42/1000 phụ nữ sinh con ở tuổi vị thành niên
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Thai phụ 29 tuần chạy marathon 5 km: Nên không, bác sĩ nói gì?
Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
'Kẻ thù' thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Bắn dây thun vào cổ tay: Nguy cơ tổn thương mạch máu, ảnh hưởng tâm lý
Đũa nhựa, đũa tre hay đũa gỗ tốt cho sức khỏe?
Đột quỵ não khi giao mùa: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Kiệt sức, nhập viện tâm thần vì thức xuyên đêm… canh vợ
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
Rước họa vào thân do nhiều năm bất chấp giảm cân, nhuộm tóc
Trẻ thừa cân béo phì 5 - 19 tuổi tăng gấp đôi trong 10 năm
Xem thêm