Thứ bảy, 23/11/2024 15:40     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 15/06/2014 11:03

Những loại rau dại quý như thuốc

Nhiều loại rau dại rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng cần biết rõ xuất xứ để đề phòng trường hợp nhiễm giun sán.

Trong khi nhiều người lo ngại về tính an toàn của các loại rau trồng trên thị trường thì câu người xưa nói “người khôn ăn rau dại” rất đáng được lưu ý.

Sở dĩ như vậy là vì các loại rau dại thường có những ưu thế mà rau trồng không có được, như do mọc hoang nên ít bị ảnh hưởng của phân bón hóa học cũng như các loại nông dược; thu hái xong thường được sử dụng liền nên không cần đến những biện pháp bảo quản; đa số từng được sử dụng làm thuốc vì có ích cho sức khỏe khi được sử dụng thích hợp; hương vị đặc trưng, lạ miệng nên rất hấp dẫn. Tất nhiên đấy phải là những loại rau dại mà kinh nghiệm ông cha ta đã quen dùng.

Những rau dại thường gặp

Rau má: Dùng ăn sống hay nấu canh đều tốt. Nếu nấu cháo thì dùng rau má tươi 100 g, đậu xanh 50 g, gạo tẻ 50 g, nấu ăn nóng với ít muối hoặc đường. Những món này đều có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, thường dùng trong các trường hợp sốt, chảy máu cam, nôn ra máu, lỵ, táo bón do nhiệt, đi tiểu buốt, mụn nhọt, rôm sảy, ho, dãn tĩnh mạch, chức năng giải độc của gan suy yếu, sản phụ ít sữa...

Chùm bao: Còn gọi là lạc tiên. Dân quê thường hái ngọn và trái, lá non dùng làm món luộc, xào, nấu canh với cá rô đồng. Những món này có tác dụng an thần, giải độc, chống dị ứng.

Càng cua: Còn gọi là rau tiêu, mọc nhiều ở nơi ẩm thấp. Rau càng cua rửa sạch, chấm với các món kho hoặc mắm; làm gỏi bằng cách trộn với tép bạc tươi, thịt ba chỉ luộc, đậu phộng rang giã dập và rau húng quế, làm món xà lách với thịt bò, dầu giấm, trứng luộc; với cá mòi đóng hộp và hành tây…, đều là những món giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giải khát. Tuy nhiên, lưu ý là loại rau này không thích hợp cho những người sỏi thận.

Lá lốt: Dùng ăn sống hoặc làm gia vị nấu canh cá, chả cá, lươn, ếch, ba ba, ốc, hến… vừa tạo hương vị thơm ngon vừa khử bớt khí hàn, khí thấp của thực phẩm, giảm bớt mùi tanh, giúp tiêu thực và chống dị ứng. Lá lốt gói các loại thịt như bò, heo, vịt, cua, cá, lươn, ốc… để nướng, chiên; làm rau xào thịt bò, heo, cá, lòng gà… rất ngon miệng, bổ dưỡng.

-nhung-loai-rau-dai-quy-nhu-thuoc-giadinhonline.vn 1

Chả lá lốt - món ngon quen thuộc của mỗi gia đình

Dớn: Thường được dùng luộc chấm nước mắm ngon, xào, làm gỏi…, đều có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống táo bón. Lưu ý trước khi chế biến phải trụng sơ qua với nước sôi.

-nhung-loai-rau-dai-quy-nhu-thuoc-giadinhonline.vn 2

Rau dớn xào

Bồ công anh: Làm rau ăn tươi, hấp chín, nấu canh hoặc nấu cháo… giúp nhuận gan, mật, giải độc, lợi tiểu, tăng cường sức đề kháng, chống loãng xương.

Mớp gai: Nông dân thường lấy củ làm thuốc, lấy cọng xào tỏi hoặc xào với thịt bò. Những món ăn này rất có ích cho hoạt động của gan.

Nhút: Dùng nấu canh cua, tôm… rất tốt khi cần thanh nhiệt, an thần.

Quả bần chua: Dùng nấu canh chua có tác dụng giải khát, giải độc.

-nhung-loai-rau-dai-quy-nhu-thuoc-giadinhonline.vn 3

Quả bần chua dùng để nấu canh

Lá cách: Làm rau luộc ăn hoặc nấu canh có tác dụng trợ tiêu hóa, tiêu thực, nhuận gan, mật. Rắn bông súng xào lăn với lá cách, ba ba xào lá cách hoặc gà giò xào lá cách đều là những món ăn rất hấp dẫn và bổ dưỡng.

Đinh lăng: Lấy lá làm rau ăn như rau mùi hoặc làm gỏi, bổ dưỡng mà lại chống dị ứng, giải độc.

Ngổ: Dùng làm rau ăn giúp thanh nhiệt, lợi tiểu.

Dấp cá: Ăn như gia vị, giúp giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận trường.

Cải trời: Luộc, xào hay nấu canh ăn đều giúp tan đờm, bớt ho. Trong tô canh rau tập tàng của vùng đất phương Nam thường có loại rau này.

Lưu ý xuất xứ

Trong dân gian có câu “rau tập tàng thì ngon”. Gọi là tập tàng vì nó tập hợp nhiều loại rau khác nhau như ngót, tần ô, đay, mã đề, dền, lang, muống, cải, sam, bông bí, bông mướp, lá lốt... Nếu có một mớ rau phong phú chủng loại như thế mà luộc hay nấu canh cũng đều trở thành những món ăn cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng, chất xơ, hoạt chất sinh học rất có ích cho sức khỏe.

Các loại rau dại mà dân gian chúng ta đã quen dùng, như đã nói, hầu hết đều tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, khi sử dụng, chúng ta cần biết rõ xuất xứ để phòng trường hợp chúng mọc trên vùng đất, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc môi trường không khí không an toàn cho sức khỏe. Trước khi sử dụng các loại rau mọc dưới nước như muống, nhút, dừa nước, bông súng, ngó sen… cần rửa thật kỹ dưới vòi nước chảy và nấu chín để phòng ngừa nhiễm giun sán.

B.T

Tags:
IVF thất bại có nên làm lại, kinh phí như thế nào?
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Bệnh chàm có khỏi không, chữa đâu cho chuẩn?
Trên 60 tuổi nên duy trì thể dục hàng ngày nhưng tránh 6 động tác
Truy cập Internet tốc độ cao tăng nguy cơ béo phì
5 vật dụng trong nhà dễ trở thành 'ổ chứa' chất gây ung thư
4 cách phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh ai cũng cần biết
Mù mắt sau 1 đêm do thói quen nhiều người mắc
Cách cải thiện suy tim tại nhà an toàn, hiệu quả
3 người trong gia đình cùng bị nhiễm nấm da từ mèo hoang
Chữa khỏi bệnh nấm móng bằng cách nào?
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Xem thêm