Thứ bảy, 19/07/2025 01:42     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 14/10/2018 06:30

Những điều cần biết về căn bệnh đau ruột thừa

Đau ruột thừa là một bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa khá phổ biến, vì nó có thể xuất hiện ở bất cứ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi nào.

Bệnh đau ruột thừa thường xảy ra ở độ tuổi nào?

Đau ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí kể cả trẻ 3-4 tuổi. Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết trường hợp này rất khó chẩn đoán vì trẻ chưa có khả năng diễn đạt được rõ ràng tình trạng đau của mình và không dễ phân biệt với những bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác. Nhất là, viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển khá nhanh và có thể vỡ dễ dàng .

ruot

Bệnh đau ruột thừa có thể gặp ở nhiều lứa tuổi (Ảnh minh họa)

Biện pháp điều trị đau ruột thừa

Cho đến nay, biện pháp được cho là có khả năng điều trị được đau ruột thừa tốt nhất đó là sử dụng thuốc kháng sinh và phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Tuy nhiên việc dùng thuốc nhiều khi không mang lại hiệu quả tích cực vì thế mà cuối cùng vẫn cần phải thực hiện phẫu thuật.

Việc phẫu thuật loại bỏ ruột thừa khi bị viêm sẽ làm giảm nguy cơ ruột thừa nhiễm trùng và bị vỡ.

Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật cắt ruột thừa khi viêm đó là nội soi hoặc mổ hở tùy thuộc vào lựa chọn của bệnh nhân và chỉ định từ bác sỹ chuyên khoa.

Cách phòng ngừa bệnh viêm đau ruột thừa

Để không bị những cơn đau đớn của bệnh có cơ hội hành hạ, cách tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu thực hiện được các điều như dưới đây thì bạn đã có thể tự bảo vệ được mình khỏi nguy cơ mắc viêm ruột thừa rồi.

1. Xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý

Các loại thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của chúng ta. Để phòng tránh nguy cơ bị bệnh viêm ruột thừa thì việc chú ý đến các thực phẩm hàng ngày cũng rất cần thiết. Các loại thực phẩm bạn nên ăn để tránh nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Rau củ tươi

Không những bổ sung các chất dưỡng cần thiết cho cơ thể mà khi ăn nhiều rau xanh cũng sẽ có tác dụng phòng bệnh viêm ruột thừa rất tốt. Các bạn nên ăn những loại rau có màu xanh sẫm, đặc biệt những loại rau họ cải có tác dụng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn các loại đậu, khoai tây, cà rốt, củ cải…

Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Những loại thực phẩm như khoai, các loại ngũ cốc luôn chứa hàm lượng tinh bột rất lớn, khi ăn những loại thực phẩm này nó sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh. Vì thế, bạn cũng nên bổ sung những loại thực phẩm này vào các bữa ăn hàng ngày để tránh viêm ruột thừa nhé!

Trái cây

Những loại quả như mâm xôi, việt quất, táo, lê, chuối… chứa thành phần chất xơ rất cao, chúng có tác dụng làm sạch tạp chất, giúp nhuận tràng, làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm ruột thừa. Do đó, đây cũng chính là một trong những cách làm giảm nguy cơ bị viêm ruột thừa hiệu quả.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực

Bên cạnh việc xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý thì thay đổi những thói quen sinh hoạt không tốt cũng là một trong những cách giúp bạn khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Nên dành ra khoảng 30 – 40 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục, thể thao. Điều này sẽ khiến bạn có một tinh thần thoải mái, vui vẻ, giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Phải ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi đúng giờ. Không được thức quá khuya vì nó sẽ làm cho hệ tiêu hóa của bạn bị rối loạn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa.

Trong mỗi bữa ăn cần tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá nhanh và lưu ý là cũng không được ăn khuya.

Luôn giữ cho mình một tinh thần sống thoải mái, vui vẻ nhất có thể. Tránh để tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Những cách có thể làm bạn cảm thấy vui vẻ hơn mà bạn có thể thử là tham gia các hoạt động xã hội, đi dạo, tụ tập cùng bạn bè, chăm sóc cây cối, nghe nhạc…

-> Mổ ruột thừa bỏ quên gạc trong bụng bệnh nhân

Video: Những thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh

Phương Vũ (T/h)  
Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại
Uống nửa lít rượu mỗi ngày suốt 10 năm, cụ bà nhập viện trong tình trạng nguy kịch
Vinmec Cần Thơ phẫu thuật thành công chấn thương khớp gối do đá bóng, thực hiện bởi giáo sư từng điều trị cầu thủ chuyên nghiệp
11 dấu hiệu suy giảm nội tiết tố và cách cải thiện
Hoại tử đầu, mặt do biến chứng của căn bệnh quen thuộc
Vinmec Cần Thơ phẫu thuật nội soi thành công khối u tử cung lớn phức tạp
Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh từ sớm, từ xa
Bí mật chưa kể về sữa mẹ
Dấu hiệu cục máu đông ở não và cách phòng ngừa
Hà Nội xếp thứ 3 thế giới về ô nhiễm không khí, người dân cần lưu ý gì?
Từ cơn đau âm thầm đến kỳ tích phẫu thuật hiếm gặp: Vinmec Central Park giành lại sự sống cho bệnh nhân có khối u buồng trứng to
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
5 tỉnh nào có mức sinh thấp nhất cả nước?
Chạy bộ mỗi ngày 20km, ăn kiêng 10 năm vẫn suýt nhồi máu cơ tim
Người phụ nữ nguy kịch sau khi làm thủ thuật tại thẩm mỹ viện
Phẫu thuật nội soi thành công cho cụ ông 86 tuổi: Bước tiến mới trong điều trị ung thư tại miền Trung
Cụ ông liệt tứ chi, phải thở máy do tự tiêm thuốc giảm đau
Không chỉ tuổi tác, đây còn là “thủ phạm” dẫn đến rụng tóc
Ăn phải thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi nguy hiểm thế nào?
9h ăn sáng có tốt không?
Xem thêm