Thứ sáu, 17/05/2024 10:32
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 19/05/2015 17:02

Nhận biết sớm dấu hiệu sốc nhiệt và cách xử trí

Sốc nhiệt là tình trạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp đúng cách nếu không có thể gây tử vong. Bạn có thể nhận biết sớm dấu hiệu sốc nhiệt thông qua những triệu chứng dưới đây.

Sốc nhiệt có 2 dạng là gắng sức và kinh điển. Sốc nhiệt kinh điển thường gặp khi nhiệt độ lên cao trên 39 độ liên tiếp trong 2-3 ngày trở lên gây ảnh hưởng đến những người mắc bệnh và người già, còn sốc nhiệt gắng sức gặp ở những vận động viên thể thao, tập luyện dưới thời tiết nắng nóng.

nhan-biet-som-dau-hieu-soc-nhiet-va-cach-xu-tri-giadinhonline.vn 1

Nhận biết sớm dấu hiệu sốc nhiệt và cách xử trí

Mỗi người sẽ có những biểu hiện và triệu chứng sốc nhiệt khác nhau. Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến của sốc nhiệt bao gồm:

Thân nhiệt cao

Không có mồ hôi, da nóng đỏ và khô

Mạch nhanh

Khó thở

Hành vi kì lạ

Ảo giác

Nhầm lẫn

Kích động

Mất phương hướng

Co giật (hoặc) và hôn mê

Cách xử trí với người bị sốc nhiệt

Di chuyển nạn nhân ra khỏi ánh mặt trời, vào bóng râm hoặc nơi có điều hòa nhiệt độ.

Gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.

Làm mát cơ thể nạn nhân bằng cách phủ vải ẩm hoặc phun nước mát. Quạt cơ thể nạn nhân bằng quạt máy hay một tờ báo.

Nếu có thể cho nạn nhân uống nước lạnh hoặc nước giải khát không chứa cồn và caffeine.

Cách phòng ngừa sốc nhiệt trong mùa hè

Điều quan trọng trong phòng ngừa sốc nhiệt là tránh để cơ thể mất nước và không hoạt động mạnh trong những ngày thời tiết nóng ẩm.

Những ngày nắng nóng, khi đi trên đường dưới ánh nắng chói chang, mồ hôi đầm đìa, bất cứ ai cũng muốn dừng lại để vào chỗ có điều hòa mát mẻ. Tuy nhiên, nếu đang đi ở trong nhiệt độ 34-35 độ C mà bước vào khu vực có nhiệt độ 20-22 độ C sẽ rất nguy hiểm.

Giải pháp để tránh bị sốc nhiệt do đi ngoài trời nắng vào là cần dừng lại 5-10 phút đứng ở bóng râm cho ngừng tiết mồ hôi rồi mới bước vào phòng có điều hòa. Lưu ý phòng điều hòa không ở mức nhiệt quá thấp, ví dụ nhiệt độ ngoài trời 40 độ C thì điều hòa cũng cần ở mức 28 độ C.

Cần bổ sung các chất điện giải (natri) và nước cho cơ thể nếu bạn đổ mồ hôi nhiều, hoặc làm việc dưới ánh mặt trời lâu trong những ngày nắng nóng.

Thường xuyên nghỉ giải lao, mặc quần áo mỏng nhẹ, sáng màu.

Phương Vũ

Tags:
  • Tin liên quan
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Xem thêm