Chủ nhật, 24/11/2024 08:50     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 10/07/2014 08:43

Nguy hiểm tiềm tàng từ việc sử dụng khăn giấy ướt

Hiện nay nhiều chị em đã coi khăn giấy ướt như một vật bất li thân trong quá trình chăm sóc bản thân và con cái mà không hay biết đó cũng có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm nhiễm không mong muốn.

TS Nguyễn Hoàng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cho hay, trong khăn ướt có chứa Paraben có liên quan đến ung thư vú, vô sinh nam...

Một phát hiện mới ở New Zealand về thông tin khăn ướt chứa hóa chất bảo quản độc hại mang tên IPBC gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ đã khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại. IPBC là một loại chất bảo quản dùng trong ngành công nghiệp sơn và gỗ, chúng có thể gây ngộ độc cấp tính nếu hít nhiều, chạm phải.

nguy-hiem-tiem-tang-tu-viec-su-dung-khan-giay-uot-giadinhonline.vn 1

Ảnh minh họa

Bác sĩ Lê Quang Lộc (bác sĩ Da liễu của Bệnh Viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết, giấy ướt là một vật dụng mà nhiều người sử dụng, chúng tiện lợi thơm tho, tuy nhiên tùy vào từng loại giấy ướt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.

Do các nhà sản xuất thường dùng nhiều chất tạo hương thơm, thường là axít thơm mạch vòng như benzen để tẩm ướp giấy ướt nên nếu lạm dụng loại giấy này có thể sẽ khiến kích ứng da, nhất là với làn da mỏng và nhạy cảm của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, giấy ướt còn chứa nhiều chất bảo quản, có tác dụng phụ gây độc cho gan, ảnh hưởng đến hệ sinh dục, có khả năng gây rối loạn hệ nội tiết... Nếu như nhà sản xuất sử dụng chất tạo hương thơm kém chất lượng thì rất có khả năng gây dị ứng, kích thích cho vùng da sử dụng khiến da bị mẩn đỏ, ngứa, viêm nhiễm.

Đặc biệt là những người có vết thương hở, thường xuyên sử dụng khăn ướt để lau vết thương có thể sẽ khiến vết thương càng nặng hơn, lâu khỏi.

nguy-hiem-tiem-tang-tu-viec-su-dung-khan-giay-uot-giadinhonline.vn 2

Ảnh minh họa

Theo khuyến cáo của chuyên gia, sản phẩm khăn giấy tẩm mùi hương phải có chỉ tiêu nhất định về vi sinh, độ dày, độ thấm, độ an toàn cho da… Đặc biệt, loại dành sử dụng cho trẻ em càng phải được kiểm định và ghi chú rõ ràng bởi nếu không chúng rất dễ gây nên các bệnh ngoài da.

Thêm vào đó, việc mở ra mở vào khi sử dụng sẽ khiến vi khuẩn xuất hiện, trong môi trường ẩm ướt dễ sản sinh ra nấm.

Nhiều bé bị hăm, da không lành, lại cộng thói quen lạm dụng khăn ướt của cha mẹ sẽ càng khiến bé bị hăm nặng hơn.

Khi dùng, phụ huynh không nên miết mạnh, chà xát trên vùng da của trẻ, nhất là vùng da bị tổn thương và phải chú ý theo dõi phản ứng của trẻ. Nếu thấy bất kỳ một dấu hiệu dị ứng nào thì cần ngưng sử dụng ngay.

Đến nay mặt hàng giấy khăn ướt vẫn chưa được cơ quan, bộ ban ngành nào quản lý một cách cụ thể.

Bích Châu (tổng hợp)

Tags:
26 tuổi bị vợ ly hôn, nguy cơ mất việc sau nhiều năm nghiện thuốc lá điện tử
IVF thất bại có nên làm lại, kinh phí như thế nào?
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Bệnh chàm có khỏi không, chữa đâu cho chuẩn?
Trên 60 tuổi nên duy trì thể dục hàng ngày nhưng tránh 6 động tác
Truy cập Internet tốc độ cao tăng nguy cơ béo phì
5 vật dụng trong nhà dễ trở thành 'ổ chứa' chất gây ung thư
4 cách phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh ai cũng cần biết
Mù mắt sau 1 đêm do thói quen nhiều người mắc
Cách cải thiện suy tim tại nhà an toàn, hiệu quả
3 người trong gia đình cùng bị nhiễm nấm da từ mèo hoang
Chữa khỏi bệnh nấm móng bằng cách nào?
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Xem thêm