Thứ hai, 29/04/2024 05:49
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 09/11/2021 14:19

Nguy hiểm rình rập khi rượu bia "cầm lái"

Người có nồng độ cồn trong máu =0,01g/dl, tương đương với một ngụm rượu hoặc 1/4 lon bia cũng bị ảnh hưởng đến các chức năng phản xạ khi tham gia giao thông.

Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta đứng thứ hai khu vực Đông - Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về tiêu thụ rượu, bia. Ước tính mỗi năm, chi phí tiêu thụ rượu bia của cả nước khoảng 3,4 tỷ USD. Những dịp lễ Tết, tình trạng sử dụng rượu bia lại tăng vọt, kéo theo nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT), các vụ án mạng, bạo lực tăng theo mà chưa có giải pháp khắc phục.

Có thể thấy, rất nhiều vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra đều bắt nguồn từ bia rượu. Do say xỉn không làm chủ được tay lái, xử lý tình huống kém, nhiều người đã vô tình gieo những án “tử” không hẹn trước cho những người tham gia giao thông khác và cả chính mình.

Khảo sát của Ủy ban ATGT quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện tại 10 địa phương cho thấy, tỷ lệ các vụ TNGT do rượu bia chiếm khoảng 40%. Mỗi năm nước ta có khoảng 18.000 nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông, trong đó có 36,9% ca tai nạn giao thông liên quan đến bia rượu, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện và 11% số người tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia…

Empty

Uống rượu bia trước và trong khi lái xe làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông (Ảnh minh họa)

Mặc dù quy định về xử phạt các tài xế vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đưa khuyến cáo khẳng định: Uống rượu, bia không có ngưỡng nào là an toàn. Tuy nhiên, thói quen uống rượu bia của người dân khá phổ biến, chén rượu được coi là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của người dân.

Bên cạnh đó ý thức của người tham gia giao thông còn chưa cao, việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông vẫn còn nhiều… chính vì vậy mà việc tuyên truyền giảm bớt sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi người tham giao thông phải tự ý thức được những mối nguy hiểm với họ và những người xung quang khi sử dụng rượu bia tham gia giao thông.

Theo Cục Y tế dự phòng, khi nói đến tác hại của rượu, bia, mọi người thường nghĩ ngay đến tai nạn giao thông và rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, trong thực tế, hậu quả của uống rượu, bia đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều.

Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh, việc dung nạp và nguy cơ do uống rượu bia khác nhau phụ thuộc vào tuổi, giới tính, các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống rượu, bia khác nhau. Nói một cách khác, không có mức độ uống rượu, bia nào là an toàn. Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu, bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định.

Empty

Không có mức độ uống rượu, bia nào là an toàn (Ảnh minh họa)

Một người có nồng độ cồn trong máu =0,01g/dl, tương đương với việc mới chỉ uống một ngụm rượu hoặc 1/4 lon bia, đã bắt đầu có các rối loạn như giảm các chức năng của não bộ trung tâm, tăng hưng phấn, thiếu kiềm chế, rối loạn điều chỉnh phối hợp động tác, động tác không nhất quán, từ đó ảnh hưởng đến kiểm soát tốc độ, duy trì hướng, phản xạ phanh… khi điều khiển phương tiện giao thông. Uống rượu, bia trước và trong khi lái xe sẽ làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông, dẫn đến tử vong hoặc tàn phế nặng nề.

Vì vậy, mọi tổ chức, cá nhân tuân thủ thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia; hạn chế uống rượu, bia. Luật giao thông đường bộ có quy định nghiêm cấm việc điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở, nhằm hạn chế, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho chính bản thân người uống rượu, bia cũng như những người tham gia giao thông khác trên đường.

Sở dĩ xử phạt khi người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu bắt đầu từ 50mg/100ml do đây là mức nồng độ cồn trong máu bắt đầu gây nhiễm độc hệ thần kinh, tức là gây ra tình trạng chuyếnh choáng, loạng choạng, say…Càng uống nhiều thì lượng cồn trong bia rượu sẽ khiến hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Từ đó dẫn tới việc lái xe không an toàn, không còn xử lý tình huống được như ý muốn, gây mất an toàn giao thông.

Nồng độ cồn trong máu dao động từ 50-79mg/100ml máu, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn người không uống rượu bia tới 7-21 lần. Và nếu từ 80mg/100ml máu trở lên thì nồng độ cồn này đủ khả năng gây cho người điều khiển phương tiện giao thông mất tầm kiểm soát và có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Thúy Ngà  
Nghỉ lễ trong thời tiết nắng nóng, nhiều điểm vui chơi tại TP. Hồ Chí Minh 'hút' khách
Hai ngày đầu nghỉ lễ, cả nước xảy ra 171 vụ tai nạn giao thông, 163 người thương vong
Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4  và 1/5
Bị hỏng xe trên cao tốc, gia đình 10 người được CSGT hỗ trợ về quê nghỉ lễ
Độc đáo cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa
Lễ hội du lịch Sầm Sơn 2024: Rực rỡ sắc màu
Nắng nóng, người dân đổ xô đến Công viên nước Hồ Tây
Phẫu thuật nội soi thành công cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Nắng nóng chưa từng có dịp nghỉ lễ: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể mỗi ngày?
Người trẻ háo hức thanh lọc cơ thể để lên outfit chơi lễ
Mê mẩn góc check-in trên con tàu biểu tượng chim Hạc 
Có gì trên chiếc thắt lưng đắt nhất thế giới giá 1,8 tỷ đồng?
Sáng tác ca khúc về Tòa án nhân dân nhận giải thưởng 50 triệu đồng
Quảng Ninh tuyên truyền cộng đồng giúp giảm tỷ lệ sinh con thứ 3
Vì sao máy điều hòa có mùi hôi?
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nắng nóng bao trùm cả nước
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK - Hàn Quốc
Đau lưng kéo dài, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u tuỷ ngực
Hái nấm trong vườn ăn, hai ông cháu nhập viện nguy kịch
Tham quan lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ cùng Đại sứ quán Pháp
Xem thêm