Thứ bảy, 05/04/2025 13:28     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 04/03/2025 10:42

Nguy cơ ngộ độc, ô nhiễm môi trường khi đốt nến thơm thư giãn

Đốt nến thơm để giải tỏa cảm xúc, thư giãn tinh thần là thói quen được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo việc dùng nến thơm không đúng cách có thể gây ngộ độc và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Nguy cơ ngộ độc khi đốt nến thơm trong phòng

Sử dụng nến thơm trong phòng thay cho các loại đèn đang được nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ, vì vừa có ánh sáng, không gian lại thơm tho, lãng mạn. Một số loại nến có tinh dầu còn được giới thiệu có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng đầu óc, stress…

Đốt nến thơm để thư giãn là cách được nhiều người sử dụng (Ảnh minh họa)

Chia sẻ vấn đề này với PV Gia đình Việt Nam, Ths.BS Đoàn Dư Mạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Đột quỵ Quốc tế Phương Đông, thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam cho biết, nến thơm là sản phẩm khá thịnh hành hiện nay được nhiều người sử dụng để thư giãn tinh thần, khử mùi hôi trong nhà.

Thành phần cơ bản của nến thơm bao gồm sáp, sợi bấc và hợp chất tạo mùi. Đối với sáp nến, paraffin được sử dụng phổ biến nhất, thường có trong loại nến giá rẻ. Hợp chất này có nguồn gốc từ dầu hỏa, khi đốt tạo ra các chất hóa học như formaldehyde và benzen. Hai chất này đều được xếp vào danh mục chất gây ung thư, có thể tiếp xúc qua đường hô hấp, đường miệng và da.

“Đặc biệt khi đốt nến thơm kéo dài trong phòng kín gió có thể xảy ra ngộ độc”, bác sĩ Mạnh nói.

Ngoài ra, một số hương liệu tạo ra mùi thơm của nến có thể làm từ hương liệu nhân tạo chứa phthalate. Khi nến cháy, phthalate được phát tán vào không khí, có thể bị hít hoặc hấp thụ qua da làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng, hen suyễn và thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra việc làm bấc nến chì khi cháy phát tán muội than và các hạt vật chất kích thước nhỏ (PM), gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nếu tiếp xúc với nồng độ cao, muội than và PM lắng đọng trong phế nang, gây ra nhiều vấn đề hô hấp.

Theo bác sĩ Mạnh nếu lạm dụng các sản phẩm nến thơm kém chất lượng mùi hương nồng đậm có thể gây kích thích ở người nhạy cảm với mùi hương; làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm mũi dị ứng, hen suyễn...

Trước đó, theo NY Post của Mỹ vào năm 2023, một người phụ nữ 20 tuổi đã bị ngộ độc khí carbon monoxide (khí CO) sau khi đốt 5 ngọn nến thơm trong phòng vài giờ.

Được biết, cô gái trẻ đã thắp 5 ngọn nến, để cháy trong 10 tiếng ở căn phòng đóng kín. Sau đó, cô thổi tắt và đi ngủ, đóng kín cửa. Kết quả, cô đã phải nhập viện cấp cứu thở oxy trong vài giờ, đến khi giảm các triệu chứng ngộ độc carbon monoxide.

Sử dụng nến thơm kém chất lượng gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Giáo sư Svetlana Stevanovic - Đại học Deakin (Úc) cảnh báo, không nên đốt nến thơm trong phòng, bởi các loại hóa chất có thể gây ô nhiễm không khí.

"Bất kỳ mùi hương nào cũng thải ra hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, tạo các hạt nhỏ tồn tại trong không khí. Quá trình cháy khiến các hạt này đi trực tiếp vào phổi", Stevanovic giải thích.

Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu, không mùi được tạo ra bằng cách đốt các nhiên liệu gốc carbon, bao gồm khí đốt, dầu, gỗ và than đá. Loại khí này có hại vì chiếm chỗ oxy trong các tế bào hồng cầu, dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng của cơ thể.

Việc hít phải khí CO có thể gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ho, khó thở và kích ứng mắt, mũi và cổ họng, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

Lưu ý gì khi dùng nến thơm?

Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh cho hay, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường khi dùng nến thơm cần lưu ý:

- Nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên ví dụ như đậu nành, stearin hoặc sáp ong. Ngoài ra, các tinh dầu dùng để sản xuất nến cũng phải là loại từ tự nhiên để đảm bảo sức khỏe.

- Chỉ đốt nến thơm ở không gian thoáng gió và không quá lạm dụng dùng với số lượng nhiều. Đặc biệt, là không đốt nến thơm trong những phòng kín.

- Không nên đốt nến thơm gần chỗ có người ngủ, nghỉ. Người già, trẻ nhỏ, người có các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn nên tránh những chỗ đốt nến thơm và tụ tập đông người.

- Người bị bệnh nền như ung thư, viêm phế quản phổi mạn nên hạn chế tiếp xúc nhiều với khói từ nến thơm.

Thúy Ngà  
Vì sao massage có thể gây nhồi máu não?
Mẹ bắt bỏ vợ vì con dâu 3 năm không thể mang thai
Chủ quan khi thấy tê mặt trái, nam thanh niên bị méo xệch miệng sau 3 ngày
Suy thận, tiểu đêm, tiểu bọt, phù nề: Phải làm sao?
Cô gái trẻ bị vỡ túi ngực khi đang mang thai
Người đàn ông tử vong sau cú hắt hơi: Nguyên nhân thật sự do đâu?
Trẻ chậm nói có thực sự thông minh hơn những đứa trẻ khác?
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Vì sao nhiều người thích 'hóng drama' trên mạng xã hội?
Rụng trắng đầu sau 3 tháng tự ý bôi thuốc tại nhà
Vinmec và VFF hợp tác chiến lược nâng cao chất lượng y học thể thao
Chủ quan đau răng không ngờ bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng nguy kịch
Thoái hóa não do nghiện xem video ngắn trên mạng xã hội
Cứu sống bệnh nhân người nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch
Khám thai định kỳ quan trọng thế nào?
Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?
2 bệnh lý thường gặp ở trẻ trong đợt 'rét nàng Bân' cha mẹ cần lưu ý
Sốt cao vào chiều tối, đi khám bất ngờ phát hiện nhiễm trùng máu
Người cao tuổi tránh được Alzheimer nhờ duy trì 6 thói quen
'Em bé Thiên niên kỷ' đột tử ở tuổi 25: Bác sĩ nhắn nhủ người trẻ cần làm ngay 3 điều
Xem thêm