Thứ tư, 02/04/2025 09:21     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 02/03/2025 08:28

Người mắc bệnh hiếm đang khó tiếp cận thuốc

Tiếp cận với liệu pháp điều trị bệnh hiếm còn chậm và nhiều thách thức. Một số thuốc tiên tiến trên thế giới giúp điều trị được nguyên nhân di truyền nhưng chưa được phê duyệt, chưa có bảo hiểm chi trả, khiến người bệnh khó tiếp cận.

Theo các chuyên gia, được coi là bệnh hiếm khi tỉ lệ mắc bệnh dưới 1/2.000 người. Những căn bệnh hiếm thường ít được chú ý nhưng lại là một gánh nặng lớn cho kinh tế và y tế toàn cầu. Hiện có hơn 6.000 căn bệnh hiếm được xác định, ảnh hưởng đến hơn 300 triệu người, tương đương 3,5 – 5,9% dân số thế giới. Trung bình, cứ 17 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh hiếm.

Theo các báo cáo, khoảng 72% số bệnh hiếm có nguyên nhân di truyền, số còn lại là kết quả của nhiễm trùng, bao gồm nguyên nhân đến từ vi khuẩn, vi-rút, dị ứng và môi trường, hoặc ung thư hiếm gặp. Đặc biệt, 70% bệnh hiếm do di truyền khởi phát từ nhỏ.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 100 bệnh hiếm với 6 triệu người mắc, trong đó 58% là trẻ em. Đáng nói, 30% trẻ mắc bệnh hiếm tử vong trước 5 tuổi.

Dù y học đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng việc chẩn đoán bệnh hiếm trung bình mất 4 đến 5 năm. Trong thời gian đó, nhiều bệnh nhân có thể bị chẩn đoán sai hoặc không thể tiếp cận với đúng chuyên gia điều trị. Phần lớn các bệnh hiếm hiện chưa có phương pháp chữa trị, bệnh nhân chủ yếu kiểm soát triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Bệnh hiếm được xem là thách thức lớn đối với y học, chỉ có 5% bệnh hiếm có thuốc điều trị được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Hơn nữa, chi phí điều trị thường rất cao, đa số bệnh nhân không đủ khả năng chi trả nếu không có hỗ trợ.

Tại Việt Nam, tiếp cận với liệu pháp điều trị bệnh hiếm còn chậm và nhiều thách thức. Một số thuốc tiên tiến trên thế giới giúp điều trị được nguyên nhân di truyền nhưng chưa được phê duyệt, chưa có bảo hiểm chi trả, khiến người bệnh khó tiếp cận.

Bệnh hiếm không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà còn tác động đến gia đình, xã hội, ngành y tế và kinh tế.

Để tăng cường quản lý bệnh hiếm, ngành y tế đã triển khai nhiều chính sách. Mới đây, (25/1/2025), Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tăng cường quản lý bệnh hiếm với nhiệm vụ điều phối quản lý, giám sát, thực hiện các chính sách, giải pháp, kế hoạch của Bộ Y tế về quản lý bệnh hiếm ở Việt Nam. Tăng cường khả năng tiếp cận thuốc dành cho bệnh hiếm luôn là ưu tiên hàng đầu.

Chương trình tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM nhận được sự hưởng ứng và hỗ trợ từ nhiều nguồn lực. Ảnh: NĐ

Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng vừa tổ chức chương trình hưởng ứng “Ngày bệnh hiếm” với chủ đề “Mảnh ghép” nhân ngày Quốc tế Bệnh hiếm 28/2/2025. Chương trình có sự đồng hành và hỗ trợ từ Công ty TNHH AstraZeneca, Sanofi-Aventis Việt Nam và Trung tâm Sàng lọc sơ sinh Bionet.

Ông Atul Tandon, Tổng Giám đốc Astrazeneca Việt Nam tại sự kiện. Ảnh: NĐ

Ông Atul Tandon, Tổng Giám đốc Astrazeneca Việt Nam, nhấn mạnh: “AstraZeneca nhận thức rõ những thách thức mà cộng đồng bệnh hiếm tại Việt Nam đang phải đối mặt, từ chẩn đoán chậm trễ đến hạn chế trong tiếp cận điều trị. Qua đó, chúng tôi cam kết hợp tác với các cơ quan y tế và chuyên gia để thúc đẩy các giải pháp bền vững, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc cho bệnh nhân”. 

Tại AstraZeneca, sứ mệnh của chúng tôi là cải thiện cuộc sống của bệnh nhân thông qua các liệu pháp tiên phong, công nghệ hỗ trợ và dịch vụ y tế tiên tiến. Trong hơn 30 năm qua, bệnh nhân và người chăm sóc luôn là trọng tâm trong mọi hoạt động của chúng tôi. Họ truyền cảm hứng để chúng tôi không ngừng đổi mới và đóng góp vào sự phát triển của hệ thống quản lý, điều trị bệnh hiếm tại Việt Nam”.

Đông Hường  
Vì sao nhiều người thích 'hóng drama' trên mạng xã hội?
Rụng trắng đầu sau 3 tháng tự ý bôi thuốc tại nhà
Vinmec và VFF hợp tác chiến lược nâng cao chất lượng y học thể thao
Chủ quan đau răng không ngờ bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng nguy kịch
Thoái hóa não do nghiện xem video ngắn trên mạng xã hội
Cứu sống bệnh nhân người nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch
Khám thai định kỳ quan trọng thế nào?
Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?
2 bệnh lý thường gặp ở trẻ trong đợt 'rét nàng Bân' cha mẹ cần lưu ý
Sốt cao vào chiều tối, đi khám bất ngờ phát hiện nhiễm trùng máu
Người cao tuổi tránh được Alzheimer nhờ duy trì 6 thói quen
'Em bé Thiên niên kỷ' đột tử ở tuổi 25: Bác sĩ nhắn nhủ người trẻ cần làm ngay 3 điều
Người mới tập gym có nên thuê PT riêng không?
Bé gái 4 tuổi mắc sởi tử vong, chưa một lần được tiêm vaccine phòng bệnh
Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản
Tại sao Vinmec là điểm đến y tế hàng đầu cho người nước ngoài?
Cẩn trọng với những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Phát hiện bé 10 tháng tuổi mắc chứng tim bẩm sinh qua dấu hiệu nhiều trẻ gặp phải
Cứu sống thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng
90% phụ nữ tin vào 5 sai lầm trong ngày 'đèn đỏ'
Xem thêm