Thứ sáu, 19/04/2024 18:38
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 25/11/2021 14:42

Người di cư Việt đang gặp khó trong việc chăm sóc sức khỏe

Người lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài đang gặp khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe do hạn chế về ngôn ngữ, thiếu kiến thức về quyền lợi của bảo hiểm y tế khi xét nghiệm và điều trị COVID-19.

Đó là một trong những kết quả nghiên cứu được đưa ra trong chương trình Hội thảo triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư và chương trình sức khỏe người di cư Việt Nam do Bộ Y tế tổ chức với sự phối hợp của Phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới diễn ra ngày 25/11 tại Hà Nội.

Tại hội thảo, bà Mihyung Park - Trưởng phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam chia sẻ: "Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự lấy sức khỏe người di cư làm ưu tiên xuyên suốt với việc đề cập đến vấn đề sức khỏe và tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe trong một số mục tiêu thỏa thuận.

Chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu khảo sát một cách kịp thời để đưa ra những giải pháp chăm sóc sức khỏe cho người di cư trong những biến cố đại dịch như đại dịch COVID-19 vừa qua".

Empty

Bà Mihyung Park - Trưởng phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Trước đó, tháng 5/2021, Bộ Y tế đã thành lập nhóm kỹ thuật sức khỏe người di cư Việt Nam với sự tham gia của các bộ, ban ngành, các cơ quan của Liên Hiệp Quốc với mục tiêu chính là xây dựng chính sách, dự án liên quan đến sức khỏe người di cư lĩnh vực y tế và dân số.

Theo khảo sát về tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đại dịch COVID-19 của TS Aiko Kaji, BS.ThS Trần Thị Tuyết Lương, TS Nguyễn Trang trình bày tại hội thảo cho thấy người di cư Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe.

Trong đó khó khăn lớn nhất là rào cảm về ngôn ngữ, thiếu kiến thức về quyền lợi của bảo hiểm y tế khi xét nghiệm và điều trị COVID-19, chi phí xét nghiệm và điều trị COVID-19 cao, thiếu hợp đồng lao động chính thức, thiếu phản hồi từ Đại sứ quán Việt Nam tại nước đến, nguồn thông tin chính thống bị hạn chế.

Qua đó, khuyến nghị người sử dụng lao động hỗ trợ phúc lợi xã hội cơ bản cho người lao động nhập cư, chính phủ các nước xem xét thực hiện chính sách linh hoạt cho người lao động nhập cư, các công ty và dịch vụ môi giới cần chuẩn bị tốt hơn cho những người lao động nhập cư về ngôn ngữ, kỹ năng thích ứng xã hội, kỹ năng tìm kiếm thông tin và trợ giúp khi cần,...

Empty

Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự góp mặt của đông đảo các ban ngành, đơn vị

Theo nghiên cứu Di cư và sức khỏe người di cư Việt Nam của GS.TS Nguyễn Đình Cử, khoảng 5 năm trở lại đây, dòng người Việt Nam di cư ra nước ngoài theo diện đầu tư ngày càng nhiều, người di cư đa số có độ tuổi 20-39, chủ yếu là nữ với tỉ lệ khoảng 55%.

Trong đó, sức khỏe người di cư trong nước chịu nhiều rủi do hơn người không di cư do sống ở nơi có mật độ cao, dễ lây truyền dịch bệnh. Người di cư kết hôn muộn dẫn đến quan hệ tình dục không được bảo vệ. Bên cạnh đó, người di cư thiếu thông tin về môi trường mới, chưa có hộ khẩu, chưa có bảo hiểm y tế…

TS Nguyễn Đình Cử kiến nghị Nhà nước sớm có chương trình bảo vệ chăm sóc sức khỏe người di cư để tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, xóa đói, giảm nghèo...

Hội thảo đã lắng nghe nhiều nghiên cứu, khảo sát và kiến nghị của các đơn vị đóng góp để triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư và chương trình sức khỏe người di cư của Việt Nam hiệu quả trong thời gian tới.

Thúy Ngà  
2 cháu bé người Mông đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ: Không nhớ tên tuổi, quê quán
Chọc dịch não tủy phát hiện mắc viêm màng não do liên cầu lợn vì món 'khoái khẩu'
Teo thận nhiều năm, bất ngờ vào viện phát hiện nang thận 'siêu to'
Điểm tham quan Hà Nội đông kín người trong ngày nghỉ lễ 10/3
“Chữa lành” hay đu trend để 'rách nát' hơn?
GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn
Trang Đời sống & Pháp luật đổi tên miền
Bùng nổ “vũ điệu Yoga” dẫn lối vẻ đẹp Việt
Nguyễn Khắc Hưng: Từ trẻ tự kỷ nặng thành Kỷ lục gia thế giới
VCCA giới thiệu triển lãm định dạng Digital các kiệt tác của trường phái lập thể
Nghề lạ thu nhập 1,8 tỷ đồng/năm, nhiều người giỏi nhưng ít kẻ dám làm
Xe vận chuyển chất thải tại Hà Nội phải có camera hành trình, GPS
Chăm sóc SKSSS/KHHGĐ cho người dân vùng đông dân cư ở Quảng Bình
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024
Sự kiện Hula Summer tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2024
Khánh thành tượng đài Lê-nin tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 vinh danh 5 hạng mục, nhận hồ sơ từ ngày 16/4
Tăng gấp đôi chuyến bay dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Hà Nội thí điểm 7 điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt
'Rước họa vào thân' vì thói quen để 4 đồ vật này đầu giường
Xem thêm