Thứ bảy, 05/07/2025 23:42     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 09/09/2022 04:00

Mổ đẻ cho thai phụ 6 tháng, vội khâu bụng lại khi thấy thai còn non

Một bác sĩ tại bệnh viện công Ấn Độ đã thực hiện thủ thuật mổ lấy thai cho thai phụ dự sinh vào tháng 12. Sau đó, người này đã khâu vết mổ lại do nhận ra thai nhi còn non.

Bộ Y Tế Ấn Độ cho biết đang mở cuộc điều tra một bệnh viện ở bang Assam, miền Đông nước này vì đã gây ra bê bối y tế đặc biệt nghiêm trọng.

Ngày 23/8/2022, một sản phụ mang thai 6 tháng bị đau bụng dữ dội, cô cùng chồng đến bệnh viện phụ sản uy tín của địa phương để khám. Bệnh viện sau đó chỉ định 1 bác sĩ giỏi để xử lí cho trường hợp này.

Tuy nhiên vị bác sĩ lại có quyết định khó hiểu là… mổ đẻ. Khi mổ cho sản phụ, ông mới thấy thai nhi quá nhỏ, lập tức khâu luôn bụng lại và dặn sản phụ không được nói với ai.

thai phu Giadinhonline

Ảnh minh họa.

Ngày hôm sau, sản phụ quay lại bệnh viện vì vết mổ bị rỉ máu quá nhiều, bác sĩ trên nói không sao và khâu lại vết mổ, nói sản phụ đến tháng 12 quay lại để đẻ.

Những ngày sau, tình trạng vẫn không chuyển biến tốt, họ hàng nạn nhân và nhiều người dân đã đến bệnh viện để phản đối nhưng bác sĩ đã bỏ trốn. Sau một giờ, vị bác sĩ xuất hiện và thừa nhận đã khâu lại vết mổ vì thai nhi còn yếu.

Người phụ nữ hiện nằm điều trị tại bệnh viện trên. Siêu âm thực hiện vào ngày 3/9 cho thấy, thai nhi vẫn khỏe mạnh.

Lãnh đạo Bệnh viện Dân sự Karimganj, nơi xảy ra vụ việc, thông tin, đang tiến hành điều tra để làm rõ mọi chuyện. Một ủy ban gồm 11 thành viên được thành lập để xem xét sự cố.

Tiến sĩ Lipi Deb Sinha, Giám đốc bệnh viện, cho biết: “Nhìn từ bên ngoài, bệnh nhân vẫn bình thường nhưng chúng tôi đang xem xét lại tình trạng của cô ấy. Một đội ngũ bác sĩ đặc biệt đang chăm sóc cho sản phụ và hôm nay, tôi đã gặp bệnh nhân. Ngoài vết mổ, nếu cô ấy có bất kỳ biến chứng nào khác, chúng tôi cũng sẽ xử lý”.

Dấu hiệu bất thường khi mang thai tháng thứ 6 mẹ bầu nên đi khám

- Chảy máu, sốt, đau và ớn lạnh

- Nhức đầu, choáng ngất và chóng mặt

- Thường xuyên đi tiểu rắt và đau buốt

- Vùng chậu thường xuất hiện các cơn đau nhức.

- Bị sốt, nôn và buồn nôn.

- Sốt cao từ 38,5 độ trở lên. Toàn thân ớn lạnh.

- Dịch âm đạo tiết bất thường

- Tay chân sưng phù nhiều.

- Thai nhi vận động kém trong bụng hoặc mẹ không cảm nhận được gì.

Những điều kiêng kỵ cần tránh cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6

Bước sang tháng thứ 6 mẹ bầu nên hạn chế đi đường xa. Thực hiện chế độ nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ nhàng để cơ thể lưu thông máu tốt.

Kiêng đi giày dép cao.

Không được trèo lên cao hay bưng bê vật nặng trước bụng.

Phòng tránh trầm cảm khi mang thai bằng cách luôn tạo niềm vui mỗi ngày, thư giãn thoải mái, nghe nhạc, xem các video hài để tạo nhiều tiếng cười. Nên chia sẻ với chồng và người thân để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn giúp phòng tránh hiện tượng trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng tinh thần của cả mẹ và bé.

Một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 có thể kể tới như hải sản ướp lạnh, thịt chưa chín hẳn, thức uống nhiều caffeine, thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nêm gia vị quá cay.

-> Bà bầu ăn dứa gây sảy thai hay dễ đẻ: Bác sĩ sản khoa nói gì?

T. Linh (Theo India)  
5 lần chia tay bạn gái vì 'chuyện khó nói của quý ông'
Kỳ kinh bất thường “tố cáo” 8 bệnh phụ khoa nghiêm trọng
'Cha già con cọc' đúng không, nam giới sinh con ở tuổi nào tốt nhất?
3 thời điểm “vàng” để khám sức khỏe sinh sản cho nữ giới
Cưới 2 năm vẫn không thể 'động phòng' do một điều khó nói
Các nước trên thế giới làm gì để tăng tỷ lệ sinh?
'Yêu' bao nhiêu lần mỗi tuần để tốt cho sức khỏe?
Mang thai vị thành niên gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em gái 15 - 19 tuổi
Vượt qua mãn kinh nhẹ nhàng khi nhận diện sớm 5 triệu chứng
5 năm kết hôn, lần đầu được làm mẹ sau nhiều lần 'mất con'
Phụ nữ TP. HCM sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ 3 triệu đồng
Bé gái nặng hơn 3 kg được sinh ra trong bọc ối còn nguyên vẹn
Tỉnh thành nào có mức chênh lệch giới tính cao nhất cả nước?
Mất cân bằng giới tính khi sinh: Thách thức nhân khẩu học, đe dọa ổn định xã hội
Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương cung cấp hơn 2.400 lượt dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Mẹ bầu mắc sởi nguy hiểm thế nào, có lây cho thai nhi không?
Sản phụ tuần 32 bị tiền sản giật nặng, vỡ òa niềm vui làm mẹ
Tuần lễ Vàng – Ươm mầm hạnh phúc 2025: Cơ hội vàng cho giấc mơ 'tìm con yêu'
Cứu sống sản phụ 45 tuổi bị băng huyết do sảy thai lưu gần 8 tuần
Xem thêm