Thứ năm, 18/04/2024 16:09
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 17/09/2018 11:35

Mắc bệnh giun đũa chó có nguy hiểm không?

Đây là bệnh không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn, điều trị sai, có thể tử vong.

Nguyên nhân mắc bệnh giun đũa chó

Bệnh do giun đũa chó xuất hiện khắp mọi nơi không phụ thuộc nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên tiến vẫn có khả năng nhiễm và thậm chí nhiễm nhiều.

Giun đũa chó ký sinh trong ruột non của chó, gặp ở 80% chó vùng nhiệt đới và 17 - 20% chó ở vùng ôn đới. Giun trưởng thành sống trong ruột non chó con dưới 3 - 6 tháng tuổi; mỗi ngày giun đẻ khoảng 200.000 trứng, trứng giun theo phân chó ra ngoài và có thể sống ở ngoại cảnh nhiều tháng; khi chó lớn hơn, do cơ chế miễn dịch, giun trong ruột sẽ bị đẩy ra ngoài. Nếu chó con nuốt trứng giun, một số ấu trùng lên phổi và phát triển thành giun trưởng thành ở ruột non, một số khác tiếp tục di chuyển trong các cơ quan nội tạng. Khi chó lớn lên và có thai, ấu trùng chui qua lá nhau, nhiễm vào bào thai, hoặc vào tuyến vú gây nhiễm cho chó con khi chúng bú mẹ.

giun1

Hình ảnh giun đũa chó trưởng thành - Ảnh: Zing

Người nuốt phải trứng thường là trẻ em chơi dưới đất, chơi với chó, hoặc người lớn làm những nghề gần gũi với chó... nhất là trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo.

Bệnh giun đũa chó có nguy hiểm không?

Khi giun đũa chó đi vào cơ thể người, chúng sẽ chu du trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm, gây tổn thương ở những phần cơ thể chúng đi qua. Người bệnh thường hay bị ngứa da tái đi tái lại, điều trị không dứt hẳn. Ngoài ra ở một số người có biểu hiện gan to; sốt hoặc có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực; đau bụng, khó tiêu. Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, người bệnh ít khi nghĩ đến việc bị nhiễm giun.

Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn, có thể bao gồm gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt… Trong đó, hai thể thường gặp nhất là ấu trùng di chuyển nội tạng và ở mắt.

Ở nội tạng, bệnh nhân có các triệu chứng sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn.

Ở mắt, triệu chứng thường gặp là giảm thị lực một bên mắt hoặc đôi khi bị lé. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù loà.

-> Cách trị giun đường ruột ở trẻ

Video: Những loại quả nên nhằn hạt khi ăn kẻo hại sức khỏe

Phương Vũ  
Liên tiếp các trường hợp tử vong, ngừng tim khi chạy bộ: Bác sĩ khẩn thiết đưa cảnh báo
Trẻ bị sổ mũi, hắt hơi: Nguyên nhân và giải pháp
Phạm 4 điều kiêng kỵ khiến nhiều người ngộ độc khi uống sữa
4 bệnh truyền nhiễm lây lan do sóng nhiệt
Mẫu áo cộc tay trẻ trung, mát mẻ đáng sắm nhất dịp Hè về
Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Người cao và người thấp, ai sống thọ hơn?
5 cách dưỡng trắng da không lo bắt nắng ngày hè
5 bài tập nên thực hiện thường xuyên ở tuổi 70
Đầu tư 100 triệu USD phát triển thuốc điều trị trầm cảm, bệnh thần kinh
Uống nước hầm xương mỗi ngày có thể giảm cân?
Nước lọc sử dụng được trong bao lâu?
Phòng ngừa mắc u phổi hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Muốn sở hữu da nâu khỏe đẹp, đừng bỏ qua bí kíp tuy 'nhỏ những có võ'
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Bữa ăn thực dưỡng đánh bay mỡ máu cao
Học 4 mỹ nhân Việt có thời trang du lịch đẹp - sang - quyến rũ
Cụ bà 74 tuổi có 2 bàng quang
Xem thêm