Thứ sáu, 20/09/2024 09:07     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 20/09/2024 09:07

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 là khi nào, tiêm những gì?

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 phụ thuộc rất nhiều vào thời gian hiệu lực của vắc-xin ở những lần tiêm trước đó và loại vắc-xin đã tiêm.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 có cần thiết không?

Tương tự các lần mang thai trước, tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 vẫn rất cần thiết để tối ưu hóa quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của bé khi chào đời.

Hệ miễn dịch của mẹ suy yếu mỗi khi mang thai, trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Một số mầm bệnh có thể gây suy yếu trầm trọng sức khỏe của mẹ bầu, chẳng hạn như cúm có thể gây viêm phổi nặng cho mẹ. Sức khỏe mẹ suy yếu gián tiếp ảnh hưởng tới thai nhi.

Mặt khác, một số mầm bệnh còn tấn công trực tiếp đến thai nhi, gây ra các dị tật bẩm sinh khi chào đời. Để hạn chế tối đa những nguy cơ dị tật, suy thai, sảy thai, sinh non, chúng ta có một phương pháp rất đơn giản là tiêm vắc-xin thích hợp cho mẹ bầu theo từng giai đoạn.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 cũng bao gồm giai đoạn trước khi mang thai và trong khi mang thai. Những vắc xin được khuyến cáo bao gồm uốn ván, cúm, sởi, ho gà, quai bị, rubella,…

Ảnh minh họa

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3

Vắc-xin uốn ván và vắc-xin cúm là trọng tâm của lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3. Trong khi tiêm phòng uốn ván chỉ được tiêm ở 3 tháng giữa thai kỳ, vắc-xin cúm có thể được tiêm ở bất kỳ thời điểm nào – kể cả trước và trong khi mang thai.

Tùy theo đánh giá của bác sĩ về sức đề kháng của mẹ đối với những mầm bệnh khác, mẹ bầu lần 3 có thể tiêm thêm các mũi: Sởi – Quai bị – Rubella, Viêm gan B.

Một số đối tượng nguy cơ cao còn có thể được tư vấn tiêm thêm một số vắc-xin như Não mô cầu, Phế cầu, Viêm gan A.

Uốn ván

Nếu mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván và mũi cuối cách đây dưới 10 năm thì ở lần mang thai này không cần phải tiêm nhắc. Khả năng bảo vệ của kháng thể trong trường hợp này lên đến 95%.

Nhưng nếu mũi cuối cách đây trên 10 năm thì hiệu quả bảo vệ không được đảm bảo, cần tiêm nhắc 2 mũi. Trường hợp mẹ bầu lần 3 chưa từng được tiêm phòng uốn ván cũng cần tiêm phòng với lộ trình 2 mũi như vậy.

Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván 2-3 mũi cách đây dưới 5 năm thì chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi ở lần mang thai này. Thời điểm tiêm ở trường hợp này là từ tuần 22 của thai kỳ, không nên tiêm sau 26 tuần.

Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu có cần tiêm hay không vì mỗi người có tiền sử tiêm chủng khác nhau. Nhưng đa số phụ nữ mang thai lần 3 cần tiêm nhắc một mũi uốn ván ở thời điểm 22 tuần của thai.

Cúm

Ở phụ nữ có thai, tốt nhất là tiêm vắc-xin cúm trước khi thụ thai 1 tháng, an toàn hơn là 3 tháng. Tuy nhiên, mẹ bầu bỏ lỡ lượt tiêm này vẫn có thể tiêm ngừa cúm trong lúc mang thai, đặc biệt khi vào mùa cúm.

Sởi – Quai bị – Rubella

Ngày nay, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella chỉ với 1 mũi tiêm kết hợp duy nhất. Đối với chị em có dự định mang thai, thời điểm tiêm tốt nhất là trước khi thụ thai 3 tháng.

Vắc-xin này không được tiêm khi đang mang thai. Những mẹ bầu đã tiêm vắc-xin này ở các lần mang thai trước thì không cần tiêm nhắc.

Thủy đậu

Phụ nữ chưa từng có miễn dịch thủy đậu bao gồm các trường hợp chưa từng tiêm ngừa hoặc chưa mắc bệnh thủy đậu trong quá khứ. Những trường hợp này cần được tiêm vắc-xin thủy đậu thời điểm 3 tháng trước khi có thai.

Nếu đã được tiêm phòng thủy đậu từ nhỏ, phụ nữ vẫn cần được tiêm 1 mũi tăng cường vào thời điểm 3 tháng trước khi có thai. Nếu đã được tiêm phòng thủy đậu ở lần mang thai trước, mẹ bầu không cần tiêm nhắc.

Tương tự Sởi – Quai bị – Rubella, vắc-xin Thủy đậu không được tiêm khi đang mang thai. Đây là những vắc-xin sống, tiềm ẩn khả năng gây bệnh cho thai nhi.

Viêm gan B

Việt Nam là vùng dịch tễ của viêm gan B. Virus này lan truyền qua đường máu, dịch cơ thể, đường quan hệ tình dục và đường từ mẹ sang con. Viêm gan B mạn tính nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan B có thể được phòng ngừa hiệu quả với vắc-xin viêm gan B. Mẹ bầu có thể được xét nghiệm kháng thể để xem có cần tiêm hay không. Nếu lịch sử từng tiêm ngừa viêm gan B hoặc từng nhiễm virus này trong quá khứ đã rõ ràng, mẹ bầu không cần tiêm nữa.

Lượng kháng thể chống viêm gan B nếu vẫn đủ nồng độ bảo vệ thì không cần tiêm nhắc. Nếu chưa đủ, hoặc chưa từng tiêm hay nhiễm viêm gan B, lộ trình tiêm bao gồm 3 mũi trước khi mang thai (mũi 2 cách mũi đầu 1 tháng, mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng).

Một số trường hợp vẫn có thể tiêm viêm gan B khi đang mang thai. Hãy tham vấn bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể.

T. Linh  
Vụ thanh niên tử vong khi cắt bao quy đầu: Nguyên nhân do đâu?
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 khác gì so với lần đầu?
U nang buồng trứng trái là gì?
Ôm hận sau lần 'gần gũi' với bạn đồng giới
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giúp an toàn cả mẹ và con
Vì sao phụ nữ mang thai mắc hội chứng 'não cá vàng'?
Lo sợ ảnh hưởng thai nhi, mẹ bầu tìm cách 'trốn' bác sĩ
Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ
Chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo có thai ở tuổi 50
Bị nhân xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?
Thai phụ vào viện cấp cứu do biến chứng “nâng cấp” vòng 3
Khô hạn vùng kín: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Tại sao phụ nữ càng hiện đại càng ngại sinh con?
Cô gái trẻ nhận tin sốc trước ngày du học
'Chuyện ấy' nhiều làm giảm tuổi thọ?
Áp dụng công nghệ AI đánh giá chất lượng tinh trùng, tăng hiệu quả cho IVF
4 lối sống không lành mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản
Sự thật phụ nữ mãn kinh muộn sống lâu hơn, kéo dài thời gian này bằng cách nào?
Hóa chất trong mỹ phẩm làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai
Sinh mổ lần thứ 7 ở tuổi 41: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Xem thêm