Thứ tư, 18/09/2024 10:18     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 18/09/2024 10:18

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giúp an toàn cả mẹ và con

Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, ghi nhớ lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu sẽ bảo vệ bà mẹ mang thai và thai nhi trước các bệnh nguy hiểm trong thai kỳ.

Tại sai cần ghi nhớ lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu?

Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ có xu hướng giảm sút hơn so với người bình thường. Đây chính là cơ hội để các bệnh truyền nhiễm dễ dàng tấn công và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ. Không những thế, các tác nhân này còn là mối nguy hại đến sự phát triển của thai nhi khi làm tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh, sảy thai, dọa sinh non,...

Do đó, cách tốt nhất để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh chính là chủ động tiêm phòng khi có kế hoạch mang thai. Các mũi vắc-xin giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể đề kháng với bệnh truyền nhiễm. Sự miễn dịch này còn được truyền thụ động từ mẹ sang con, giúp bảo vệ bé trong những năm tháng đầu khi mới chào đời.

Ảnh minh họa

Lợi ích của việc ghi nhớ lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

– Giúp bảo vệ bà bầu khỏi mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

– Giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ như sinh non, sảy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng thai nhi, thai nhi chậm phát triển,… trong trường hợp mẹ mắc phải các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng ngừa.

– Tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.

– Tăng khả năng miễn dịch thụ động cho trẻ sơ sinh, giúp bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Trước khi mang thai

Trước khi mang thai, chị em phụ nữ cần được bác sĩ tư vấn và trong một số trường hợp cần làm các xét nghiệm để kiểm tra kháng thể của một số bệnh như viêm gan B, sởi – quai bị – rubella, thủy đậu nếu không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng hay lịch sử mắc bệnh.

Nếu xét nghiệm cho kết quả kháng thể dương tính nghĩa là cơ thể bạn đã có sức đề kháng chống lại bệnh thì không cần tiêm. Ngược lại, tiêm phòng cho phụ nữ trước mang thai cần đảm bảo tiêm đủ các loại vắc xin cần thiết nếu cơ thể chưa có kháng thể. Vì nếu không may mắc các bệnh nguy hiểm trong thời kỳ mang thai, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non…

Với mẹ bầu mang thai lần đầu, những vắc xin không được bỏ lỡ trước khi mang thai là: Sởi-Quai bị-Rubella, Thủy đậu, Cúm, Viêm gan B, Ho gà-Bạch hầu-Uốn ván, Ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV, Phế cầu Prevenar-13, Viêm não mô cầu và Uốn ván. Các vắc xin này nên tiêm trước khi có thai tốt nhất 1-3 tháng, tùy từng loại vắc xin.

Không chỉ bảo vệ bản thân, tiêm vắc xin trước và trong thời kỳ mang thai mang lại sự bảo vệ sớm cho con khi chào đời

Các mũi tiêm cho bà bầu mang thai lần đầu

Nếu mang thai lần đầu và chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, mẹ cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh này. Mũi đầu tiên nên thực hiện trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mũi thứ 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và cần hoàn thành lịch tiêm chủng uốn ván trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.

Trong trường hợp phụ nữ đã mang thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng uốn ván, cúm, Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván, viêm gan B thì mẹ bầu vẫn có thể tiêm phòng để tránh rủi ro thai kỳ.

T. Linh  
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giúp an toàn cả mẹ và con
Vì sao phụ nữ mang thai mắc hội chứng 'não cá vàng'?
Lo sợ ảnh hưởng thai nhi, mẹ bầu tìm cách 'trốn' bác sĩ
Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ
Chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo có thai ở tuổi 50
Bị nhân xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?
Thai phụ vào viện cấp cứu do biến chứng “nâng cấp” vòng 3
Khô hạn vùng kín: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Tại sao phụ nữ càng hiện đại càng ngại sinh con?
Cô gái trẻ nhận tin sốc trước ngày du học
'Chuyện ấy' nhiều làm giảm tuổi thọ?
Áp dụng công nghệ AI đánh giá chất lượng tinh trùng, tăng hiệu quả cho IVF
4 lối sống không lành mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản
Sự thật phụ nữ mãn kinh muộn sống lâu hơn, kéo dài thời gian này bằng cách nào?
Hóa chất trong mỹ phẩm làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai
Sinh mổ lần thứ 7 ở tuổi 41: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Vì sao đàn ông ốm nghén khi vợ mang thai?
Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Quan niệm sai lầm về 'chuyện ấy' nhiều quý ông tin răm rắp
Tuổi 40 khổ sở trên hành trình đi “tìm con'
Xem thêm