Thứ năm, 19/09/2024 09:25     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 19/09/2024 09:25

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 khác gì so với lần đầu?

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 cũng quan trọng và cần thiết như lần đầu tuy nhiên có sự khác biệt trong việc lựa chọn các loại vắc-xin cần tiêm.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 phụ thuộc rất nhiều vào thời gian hiệu lực của vắc-xin những lần bạn tiêm trước đó và những loại vắc-xin mà bạn đã tiêm. Việc xem xét này nhằm đảm bảo bạn đã tiêm đủ loại vắc-xin phòng bệnh hay chưa và nồng độ vắc-xin bạn đã tiêm có còn hiệu lực phòng bệnh nữa hay không.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 khác gì so với lần đầu?

Trong lần đầu mang bầu bạn sẽ được đề nghị tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ trong quá trình mang thai: cúm, thủy đậu, viêm gan B, sởi - quai bị - rubella, uốn ván, ...

Tuy nhiên, trong lần mang thai thứ 2 bạn không phải tiêm phòng lại tất cả các loại vắc-xin này. Vì một số vắc-xin có thời gian hiệu lực kéo dài như sởi - quai bị - rubella, thủy đậu. Cách phòng bệnh tốt là bạn nên kiểm tra lại nồng độ vắc-xin trong cơ thể bằng xét nghiệm kiểm tra kháng thể để chắc chắn những vắc-xin vẫn còn hiệu lực.

Vắc-xin cúm có rất nhiều chủng loại và thời gian hiệu lực không cao nên được tiêm phòng trước khi tất cả các lần mang thai để dự phòng bệnh hiệu quả.

Ảnh minh họa

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào?

Mũi tiêm uốn ván khá quan trọng vì vậy không ít mẹ băn khoăn bầu lần 2 tiêm mấy mũi uốn ván, bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào. Theo các bác sĩ, nếu mẹ bầu chưa được tiêm bất kỳ một mũi uốn ván nào trước đây thì cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi đầu tiêm khi mẹ mang bầu vào tháng thứ 4 hoặc 5, khi thai nhi trên 22 tuần tuổi. Mũi thứ hai sau mũi đầu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày.

Nếu đã tiêm uốn ván ở lần thai đầu cách đây 4-5 năm: Tiêm nhắc lại một mũi vào 3 tháng giữa của thai kỳ.

Nếu đã tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm: Cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại vào tháng 4, 5 của thai kỳ.

Nếu đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì lúc này khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi cuối cùng đã tiêm trên 10 năm thì mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ: Nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

Vắc xin cúm

Vắc xin cúm thường chỉ có hiệu quả trong vòng 1 năm. Do các chủng cúm luôn luôn thay đổi nên hàng năm, vắc xin cúm sẽ được WHO (Tổ chức y tế thế giới) cập nhật thêm một chủng mới. Bởi vậy phụ nữ được khuyến nghị tiêm trước tất cả các lần mang thai để phòng bệnh hiệu quả.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 cần lưu ý gì?

Khi đi tiêm phòng, mẹ cần lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn một địa chỉ cố định để tiêm để quản lý tốt lịch tiêm phòng khi mang thai lần 2. Ngoài ra, mẹ cũng nên lựa chọn nơi tiêm có bác sĩ đủ chuyên môn để được tư vấn kỹ lưỡng và ra chỉ định chính xác bầu đứa thứ 2 tiêm mấy mũi.

Những mẹ bầu lần hai mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non có thể tiêm phòng uốn ván sớm hơn. Tuy nhiên mẹ cần hỏi bác sĩ về thời gian tiêm chủng thích hợp.

Sau khi tiêm xong, mẹ cần ở lại nơi tiêm trong vòng 30 phút để theo dõi các phản ứng của vắc xin. Có thể mẹ sẽ thấy một vài tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau nhức, sưng đỏ vết tiêm... Đây đều là phản ứng thông thường nên mẹ không cần quá lo lắng và không cần sử dụng thuốc.

Nếu mẹ thấy xuất hiện các triệu chứng như chân tay lạnh, tim đập nhanh, khó thở, da xanh, tiêu chảy... cần đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh tình trạng sốc phản vệ sau tiêm.

T. Linh  
Ôm hận sau lần 'gần gũi' với bạn đồng giới
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giúp an toàn cả mẹ và con
Vì sao phụ nữ mang thai mắc hội chứng 'não cá vàng'?
Lo sợ ảnh hưởng thai nhi, mẹ bầu tìm cách 'trốn' bác sĩ
Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ
Chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo có thai ở tuổi 50
Bị nhân xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?
Thai phụ vào viện cấp cứu do biến chứng “nâng cấp” vòng 3
Khô hạn vùng kín: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Tại sao phụ nữ càng hiện đại càng ngại sinh con?
Cô gái trẻ nhận tin sốc trước ngày du học
'Chuyện ấy' nhiều làm giảm tuổi thọ?
Áp dụng công nghệ AI đánh giá chất lượng tinh trùng, tăng hiệu quả cho IVF
4 lối sống không lành mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản
Sự thật phụ nữ mãn kinh muộn sống lâu hơn, kéo dài thời gian này bằng cách nào?
Hóa chất trong mỹ phẩm làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai
Sinh mổ lần thứ 7 ở tuổi 41: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Vì sao đàn ông ốm nghén khi vợ mang thai?
Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Quan niệm sai lầm về 'chuyện ấy' nhiều quý ông tin răm rắp
Xem thêm