Thứ tư, 15/05/2024 00:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 20/01/2016 18:00

Làm thế nào để kiểm soát được bệnh hen?

Hen có những triệu chứng thở rít, khò khè, ho, thở ngắn hơi, khó thở, nặng ngực. Những triệu chứng trên thay đổi tùy người và cũng tùy từng thời điểm.

Theo Hiệp hội phòng chống hen toàn cầu (GINA), hen phế quản (suyễn) là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí. Tình trạng viêm này làm cho đường dẫn khí trở nên dễ phản ứng hơn khi bệnh nhân tiếp xúc với dị ứng nguyên và các yếu tố kích thích, từ đó gây ra cơn hen cấp với các triệu chứng điển hình là ho, khò khè, khó thở, nặng ngực…

Hiện nay trên toàn thế giới có hơn 300 triệu người thuộc mọi lứa tuổi và chủng tộc mắc bệnh hen. Theo dự đoán, đến năm 2025, số người mắc bệnh hen toàn cầu có thể lên đến 400 triệu người. Hàng năm có khoảng 250 ngàn người tử vong do bệnh hen, chiếm đa số ở các nước chưa phát triển hoặc đang phát triển.

Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh hen khoảng 5% tương đương với khoảng 4 triệu bệnh nhân hen. Hàng năm bệnh hen làm cho 25% bệnh nhân phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm và mỗi năm có khoảng 3.000 người chết do hen.

Hen gây ra những hậu quả nghiêm trọng là do sự coi nhẹ bệnh hen cũng như hiểu biết về hen của người dân còn hạn chế. Theo điều tra trên 3.008 người Hà Nội cho thấy, 78% không biết hen có thể kiểm soát được, 75% không biết về các thuốc điều trị hen, 55% không biết cách ngừa cơn hen và 50% không biết nguyên nhân gây ra hen...

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hen

Chúng ta biết rằng, nhiều người sinh ra đã có cơ địa dễ bị hen. Thường trong gia đình những người này có người thân cũng bị hen, chàm, mày đay, viêm mũi dị ứng… Ở người này, hen gây ra do dị ứng với bọ mạt, với bụi nhà, hen xảy ra quanh năm. Ở một số người khác lại dị ứng với phấn hoa, hen chỉ xảy ra theo mùa. Hen cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với một vài loại hóa chất (thí dụ SO2, NH3 hoặc một số chất khác trong môi trường sản xuất (bột mì, sợi bông…).

Nhiễm virút, nhất là virut hộp bào hô hấp (ispiratory Syncitral virus) cũng thường là nguyên nhân gây ra hen ở trẻ em, nhất là ở các cháu trong độ tuổi còn bú mẹ. Khi người mẹ đang mang thai lại hút thuốc lá, đứa trẻ sinh ra cũng tăng nguy cơ bị hen.

Những triệu chứng của hen là gì?

Thở rít, khò khè, ho, thở ngắn hơi, khó thở, nặng ngực. Những triệu chứng trên thay đổi tùy người và cũng tùy từng thời điểm. Nếu không được điều trị (hay điều trị không đúng cách) các triệu chứng trên có thể xuất hiện nhiều lần hay thỉnh thoảng khi tiếp xúc với các yếu tố gây cơn hen.

Ho là một triệu chứng quan trọng của hen. Ở trẻ em và người lớn, ho có thể là triệu chứng duy nhất của hen. Điển hình ho thường nặng lên về đêm, sau khi vận động thể lực hoặc một trận cười, trong lúc cảm lạnh, trong mùa đông tháng giá.

Tránh các yếu tố khởi phát hen là điều cần tuyệt đối lưu ý

Tránh được các yếu tố khởi phát hen sẽ làm giảm viêm nhiễm các đường thở, giảm các triệu chứng và giảm nhu cầu về thuốc men. Bởi vậy, nếu trong nhà có bệnh nhân bị hen cần phải cố gắng xác định các yếu tố gây khởi phát cơn hen và tránh khi có thể như:

- Người bị hen thường dị ứng với mạt trong bụi nhà nên ta phải bọc các đệm, gối với chất liệu không cho dị nguyên qua được. Hàng tuần phải giặt khăn trải giường, áo gối bằng nước nóng có nhiệt độ trên 550C. Bỏ hết các thảm ở trong phòng ngủ.

- Phấn hoa (tùy từng mùa) và nấm mốc lá khó tránh, nhưng nếu có điều kiện dùng máy điều hòa không khí và đóng kín cửa sổ trong suốt mùa phấn hoa có thể lợi ích.

(Ảnh minh họa)

- Dị ứng thức ăn thường ít khi là nguyên nhân của hen. Ở nhủ nhi hay trẻ nhỏ, dị ứng thuốc thường là thủ phạm gây ra chàm hơn là hen: trứng, sữa, thịt gà và cua, cá biển. Tuy vậy cần đề phòng các chất phụ gia và các chất bảo quản có thể gây ra hen.

- Nhiễm virus cũng là nguyên nhân hay gặp gây ra hen cả ở người lớn và trẻ em. Đặc biệt ở nhủ nhi và trẻ nhỏ thường biểu hiện như một viêm tiểu phế quản.

- Khói thuốc lá, khói do đốt củi, những mùi nặng, và khí dung tạo mùi, hay nước hoa đều cần phải tránh.

- Thuốc men như aspirin, thuốc ức chế (thường dùng chữa tăng huyết áp, nhức nửa đầu và thiên đầu thống có thể làm hen nặng lên.

- Tránh tiếp xúc với vật nuôi trong nhà (mèo, chim…) do lông, nước giải… có thể làm hen nặng lên. Vì vậy tốt nhất là tránh nuôi các vật đó ở trong buồng ngủ và tốt nhất là không nuôi trong nhà.

Hậu quả của bệnh hen

Hen không được điều trị gây ra những gánh nặng to lớn cả trực tiếp và gián tiếp cho bệnh nhân. Hen khiến cho chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân rất thấp bởi những bất an cũng như những lo lắng về đợt kịch phát. Kết quả của nghiên cứu tiến hành trên 2184 bệnh nhân tại 11 nước thuộc châu Mỹ - Latinh cho thấy, hen không được kiểm soát khiến cho hơn 50% bệnh nhân hen có triệu chứng vào ban ngày, phải thức giấc vào ban đêm, hay phải nhập viện hoặc đi khám không theo lịch hẹn.

Và đa số các bệnh nhân này cho thấy họ bị hạn chế trong các hoạt động hàng ngày như công việc nhà, khi ngủ, hoạt động thể lực bình thường, định hướng nghề nghiệp, suy giảm năng suất lao động hay các hoạt động thể thao sáng tạo cũng như phong cách sống và hoạt động xã hội, trong đó 58% trẻ em và 31% người lớn phải nghỉ học hay nghỉ làm do những tác động xấu mà hen mang lại. Những tác động xấu này khiến bệnh nhân hen luôn cảm thấy tự ti và mặc cảm về bản thân cũng như khó hòa nhập cùng xã hội. Thêm vào đó hen không được kiểm soát gây ra tử vong, tàn phế, hay các phí tổn lớn khi nhập viện.

Tỉ lệ tử vong cao là do hen diễn tiến rất nhanh. Khi lên cơn hen nặng nếu bệnh nhân không có thuốc cắt cơn bên mình hay không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy não và các cơ quan khác, nếu tình trạng này kéo dài bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: không nói được thành lời, tím tái đầu chi và môi, dẫn đến mất ý thức, ngất… và có thể tử vong. Diễn biến cơn hen rất khó lường, bệnh nhân hen nhẹ cũng có khi lên cơn rất nặng hay nguy kịch làm người bệnh không trở tay kịp nên dễ tử vong hay hôn mê kéo dài nếu không cấp cứu kịp thời.

Trước những hiểm họa khó lường và không đáng có đó, cuối năm 2011 Bộ Y tế đã cho phép các thuốc điều trị hen suyễn tốt nhất hiện nay được sử dụng tại các bệnh viện quận huyện thay vì chỉ tại các bệnh viện lớn. Vì vậy bệnh nhân chỉ phải chi trả khoảng 80.000 đồng mỗi tháng cho mỗi toa thuốc điều trị hen trung bình là 400.000 đồng để kiểm soát bệnh hen thay cho chi phí trước đây là khoảng gần 320.000 đồng trong trường hợp bệnh nhân vượt tuyến. Và điều quan trọng hơn, bệnh nhân có thể được quản lý hen ngay tại cơ sở y tế gần nhà mà không phải đến các bệnh viện tuyến trên.

Có thể kiểm soát được bệnh hen?

Dựa trên các dữ liệu lâm sàng hiện tại, hiệp hội phòng chống hen toàn cầu (GINA) khẳng định: hen có thể được kiểm soát trên hầu hết bệnh nhân nếu họ sử dụng thuốc ngừa cơn hàng ngày, lâu dài theo đúng y lệnh của thầy thuốc và biết cách phòng tránh các yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen như khói thuốc lá, khói bếp, khói nhang, bụi, phấn hoa, nấm mốc, thức ăn lạnh, những đồ ăn hay gây dị ứng như đồ biển, bò, gà… Tuy nhiên nhiều lúc bệnh nhân không thể tránh khỏi hết các yếu tố khởi phát cơn hen nên việc luôn mang theo thuốc cắt cơn (Salbutamol dạng hít) bên mình là rất quan trọng nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc.

Để quản lý, kiểm soát được bệnh hen một cách tốt nhất hãy thăm khám định kỳ, dùng thuốc lâu dài, đúng cách và tránh những yếu tố có thể gây cơn hen kịch phát. Đây là chìa khóa vàng trong việc kiểm soát hen của bạn. Khi hen đã được kiểm soát tốt, bạn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp như bao nhiêu người khỏe mạnh khác. Và khi đó, hen không còn là gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.

PGS. TS. BS. Trần Văn Ngọc
(Phó chủ nhiệm bộ môn Nội - Trường Đại học Y dược TPHCM)

Tags:
  • Tin liên quan
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Xem thêm