Thứ hai, 20/05/2024 15:12
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 12/07/2018 08:32

KHHGĐ được công nhận là một trong những quyền cơ bản của con người trên phạm vi toàn cầu

Tại Hội nghị Quốc tế về Quyền con người năm 2018, lần đầu tiên KHHGĐ được công nhận và khẳng định là một trong những quyền cơ bản của con người trên phạm vi toàn cầu.

KHHGĐ được công nhận là một trong những quyền cơ bản của con người trên phạm vi toàn cầu

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Dân số Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm nay với chủ đề “Thành công của kế hoạch hóa gia đình là tiền đề cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Hà Nội) vào ngày 11/7.

Nhân ngày Dân số Thế giới 2018, lãnh đạo Bộ Y tế cùng với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) khu vực châu Á và Thái Bình Dương và UNFPA tại Việt Nam đã tái khẳng định sự cam kết và tiếp tục hỗ trợ để đạt được tiếp cận phổ cập các dịch vụ Kế Hoạch Hóa Gia Đình (KHHGĐ) nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Tại Lễ mít tinh, lãnh đạo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế; Văn phòng UNFPA khu vực Châu Á Thái Bình Dương; văn phòng UNFPA tại Việt Nam; Liên đoàn Kế hoạch hóa gia đình quốc tế (IPPF); đại diện thanh niên Việt Nam và Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2017 H' Hen Niê đã chia sẻ và thảo luận về những thành tựu về KHHGĐ đã đạt được trong thời gian qua, cũng như các thách thức trong công tác tuyên truyền vận động và cung cấp các thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) tại Việt Nam và trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

Năm 2018 tròn 50 năm Hội nghị Quốc tế về Quyền con người được tổ chức (năm đầu tiên từ năm 1968). Tại hội nghị này, lần đầu tiên KHHGĐ được công nhận và khẳng định là một trong những quyền cơ bản của con người trên phạm vi toàn cầu. Điều này tiếp tục được ghi nhận trong Chương trình Hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) được tổ chức vào năm 1994. Chương trình Hành động này chính là cơ sở để UNFPA thiết kế và thực hiện phần lớn các hoạt động của mình tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.

Tại kỳ họp lần thứ 70 diễn ra vào tháng 9 năm 2015 tại New York, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, chúng ta có thể đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững trên toàn thế giới hay không sẽ phụ thuộc đáng kể vào việc chúng ta thực hiện các quyền và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD cho phụ nữ, thanh niên và vị thành niên như thế nào. Giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ chính là sự đầu tư thích hợp nhất mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất mà các quốc gia nên cân nhắc thực hiện.

khhgd

Trung tâm Dân số - KHHGĐ quận Ba Đình (Hà Nội) đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi học đường

>>>Bộ Y tế vào cuộc vụ Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì trao nhầm con

Ông Bjorn Andersson, Giám đốc khu vực UNFPA của khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận định: “Lần đầu tiên trong lịch sử, số phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên sinh sống tại các quốc gia đang phát triển hiện đang sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại lên tới gần 700 triệu người. Các biện pháp tránh thai hiện đại là phương tiện tốt nhất giúp họ thực hiện quyền được tự đưa ra quyết định về số con và khoảng cách giữa các lần sinh con mà họ mong muốn.

Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều thành tựu ấn tượng trong việc thực hiện các quyền và trong chăm sóc SKSS/SKTD tại Việt Nam nói riêng và khu vực châu Á và Thái Bình Dương nói chung. Tuy nhiên, hiện nay hơn 140 triệu phụ nữ tại khu vực này vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu về KHHGĐ, đặc biệt ở khu vực Nam Á có hơn 70 triệu người vẫn chưa được đáp ứng các nhu cầu đó”.

Kế hoạch hóa gia đình góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc đảm bảo tiếp cận với các dịch vụ KHHGĐ. Việc đầu tư liên tục đã giúp Việt Nam đảm bảo sự sẵn có của các phương tiện tránh thai, các dịch vụ và các thông tin về KHHGĐ cho người dân trên toàn quốc. Chính vì vậy, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng từ 37% vào năm 1988 lên 67% vào năm 2016.

Tỷ lệ tử vong mẹ trên toàn quốc đã giảm đáng kể từ 233/100.000 ca sinh sống trong những năm 1990 xuống còn 58/100.000 ca sinh sống vào năm 2016. Tổng tỷ suất sinh đã giảm hơn một nửa, từ mức trung bình 5 con/cặp vợ chồng tại thời điểm những năm 1970 xuống mức sinh thay thế 2.09 vào năm 2006.

thutruongphamletuan

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn phát biểu tại lễ mít tinh

Tại Lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh: "Các kết quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đạt được đó góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện đời sống nhân dân. Đầu tư vào các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội và tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2%/năm, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của đất nước".

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều thách thức trong công tác KHHGĐ. Nhu cầu về các biện pháp tránh thai hiện đại trong nhóm dân số trẻ chưa kết hôn hiện vẫn đang ở mức cao. Vẫn còn nhiều khoảng trống trong công tác cung cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD cho thanh niên và vị thành niên, bao gồm chương trình giáo dục giới tính toàn diện và có chất lượng.

Xóa bỏ những khoảng trống nói trên để có thể mang lại lợi ích cho mọi người dân đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào hiện đang sinh sống tại các vùng sâu vùng xa sẽ giúp chúng ta phát huy được hết tiềm năng của họ. Đầu tư vào chăm sóc sức khỏe và phát triển cho thanh niên và vị thành niên sẽ giúp quốc gia gặt hái được nhiều lợi ích kinh tế xã hội to lớn và lâu dài.

Tại đây, UNFPA cũng cam kết sẽ tiếp tục công tác hỗ trợ các chính phủ và nhân dân khu vực Châu Á và Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam nhằm đảm bảo rằng mọi người dân đều có thể được tiếp cận phổ cập tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong đó bao gồm các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD.

Quá trình giải cứu nghẹt thở đội bóng bị mắc kẹt trong hang động ở Thái Lan (Nguồn: VTC14)

Hải Sơn  
Thông tin mới nhất về sự việc nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ liệt 2 chân
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Xem thêm