Thứ hai, 31/03/2025 10:15     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 31/03/2025 10:15

Khám thai định kỳ quan trọng thế nào?

Một trong những vấn đề quan trọng với phụ nữ mang thai chính là khám thai định kỳ. Theo BSCKI Đặng Văn Hà, quá trình mang thai sức khoẻ của người mẹ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi.

Khám thai định kỳ sẽ giúp cho người mẹ cũng như bác sĩ biết được thai nhi có phát triển bình thường hay dị tật gì không, có nguy cơ bệnh tật trong quá trình thai nghén hay không, chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu đã hợp lý hay chưa và có cần điều chỉnh gì không.

Người mẹ trong quá trình mang thai cũng cần biết những thông tin, kiến thức cần thiết để có thể chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và thai nhi cũng như hiểu được những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi để phòng tránh.

BSCKI Đặng Văn Hà - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện An Việt cho biết, việc khám thai sẽ giúp thai phụ chủ động trong việc theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khoẻ của mẹ, nắm được những gia đọan phát triển của bé cũng như phát hiện sớm bệnh lý di truyền, dị tật, xử lý kịp thời những vấn đề khi mang thai…

BSCKI Đặng Văn Hà tư vấn cho bệnh nhân

Có 4 mốc khám thai tối thiểu định kỳ theo khuyến cao của Bộ y tế gồm:

Khám thai lần đầu ngay khi chậm kinh, trong vòng 3 tháng đầu: Để xác định có thai hay không; hẹn lịch khám thai tiếp theo kiểm tra tim thai; kiểm tra sức khỏe của mẹ; tư vấn các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện và dự phòng các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con (như giang mai, viêm gan B, HIV…); tư vấn về sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện bất thường ở thai nhi, nguy cơ tiền sản giật thai kỳ, đái tháo đường... cho mẹ.

Khám thai lần thứ hai vào 3 tháng giữa của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến đủ 6 tháng): Để kiểm tra xem thai có phát triển bình thường không; theo dõi sức khỏe của mẹ, sàng lọc các bất thường bẩm sinh cho con.

Khám thai lần thứ ba và lần thứ tư vào 3 tháng cuối của thai kỳ: Để theo dõi sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi; tư vấn dự kiến ngày sinh; tư vấn chuẩn bị cho cuộc đẻ và lựa chọn nơi sinh.

Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ như đau bụng, ra huyết âm đạo, hay sốt, cảm cúm... thì người mẹ cũng nên chủ động thăm khám để kịp thời phát hiện các bất thường và điều trị sớm, tránh các rủi ro không mong muốn.

Khi có dịch bệnh, phụ nữ mang thai cần giữ đúng lịch khám thai và cần gọi điện đặt lịch khám để giảm thời gian chờ và tránh tiếp xúc với nhiều người. Phụ nữ mang thai cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh khi đi khám thai trong thời gian có dịch bệnh.

P.V  
Khám thai định kỳ quan trọng thế nào?
Cứu sống thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng
90% phụ nữ tin vào 5 sai lầm trong ngày 'đèn đỏ'
Đau bụng âm ỉ, ớn lạnh do viêm ứ mủ vòi trứng
Tuổi 54 lần đầu được đón con đầu lòng
Tỷ lệ sinh giảm do đàn ông lười làm việc nhà
Vì sao nhiều cặp sinh đôi nhưng không cùng giờ cùng ngày?
Phụ nữ mang thai ăn nhiều có tốt không?
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng hiếm gặp
Chế độ thai sản ở các nước trên thế giới: Trợ cấp cao nhưng bất ngờ nhất là Mỹ
Mẹ ốm nghén con thông minh: Quan niệm này đúng không?
Sản phụ 21 tuổi 'đẻ rơi' con tại nhà
Cứu sống sản phụ người nước ngoài  bị vỡ tử cung nguy kịch
Bà bầu mắc cúm A ảnh hưởng thế nào, phòng tránh ra sao?
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
Hậu quả tai hại sau một lần trót thèm 'của lạ'
Chữa bệnh huyết trắng có mùi hôi
Gần 7.000 khách hàng được cung cấp dịch vụ SKSS tại Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương
Xem thêm